VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com <mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com <http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 18 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
Lý Thái Hùng
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Ðiều 4 Chỉ Là Bản Sao Ðiều 6 Hiến Pháp của Ðảng Cộng Sản Liên Sô
Trần
Nam
(ÐCND)
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ðất đai - nguồn
sống và hiểm
họa
Nguyễn Thanh Giang
4- Tin Tức Quốc Nội
- Thư Công Dân Hoàng Trung Kiên Gửi Ông TrỨương Vĩnh Trọng,
phó thủ tỨướng chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam, phụ trách giải quyết "khiếu nại tố cáo" của công dân
5- Thời Sự Nước Úc
- Những
nạn nhân của
nạn cúm ngựa
tại Úc
Hoàng Ð.Thư
6- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản
Tin Nước Úc
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Bắt
cóc bé làm gì?
Vũ Hải
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Chặng Ðường Một Phần Tư Thế Kỷ Của Ðảng Việt Tân
Lý Thái Hùng
(VNN)
Việt Nam
Canh Tân Cách Mạng Ðảng (đảng Việt Tân) được chính thức thành lập trong Ðại Hội Dựng Ðảng vào ngày 10 tháng 9 năm 1982 tại một địa điểm trong vùng biên giới Thái Lào. Những ý kiến về việc xây dựng một đảng cách mạng đã được Tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông thảo luận từ lúc bắt tay xây dựng căn cứ, làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam vào cuối năm 1981. Lúc đó, Tướng Hoàng Cơ Minh quan niệm rằng: Cuộc chiến đấu sau năm 1975 không đơn thuần là cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài Cộng sản, mà còn là một cuộc cách mạng canh tân Việt Nam để xây dựng lại con người và nước Việt Nam mới, hoằng dương những giá trị trường cửu của dân tộc mà đảng Cộng sản Việt Nam đã xóa sạch. Muốn làm cách mạng thì phải có một đảng cách mạng để đào tạo những con người cách mạng hầu tiến hành những mục tiêu cách mạng đó.
Do đó, song song với việc xây dựng Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam như một trận tuyến quy tụ sức mạnh đoàn kết của các lực lượng, tổ chức, đoàn thể đã từng được thành lập và đấu tranh từ sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, Tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu lãnh đạo của các đoàn thể nói trên đã đồng ý xây dựng bên trong Mặt Trận một đảng cách mạng để chỉ đạo công cuộc đấu tranh. Tên đảng cũng đã được mang ra thảo luận rất nhiều lần và cuối cùng, mọi người đã dựa trên đặc tính sinh hoạt của đảng là Cách Mạng và mục tiêu theo đuổi của đảng là Canh Tân Việt Nam để chọn đảng danh là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng. Ðây cũng là sự nhắc nhở mọi đảng viên Việt Tân là trong thế hệ này phải thực hiện cho bằng được công cuộc canh tân đất nước mà các thế hệ đi trước đã thất bại, kể từ khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lăng từ năm 1858 cho đến nay.
Sự ra đời của đảng Việt Tân cách nay đúng 25 năm - một phần tư thế kỷ - để chỉ đạo các hoạt động của Mặt Trận trong bối cảnh tâm lý của nhiều người vào lúc đó là buông xuôi và chán nản, đã đáp ứng phần nào sự chờ đợi tham gia của những người có lý tưởng, những người đã từng chiến đấu cho tự do của đất nước trước năm 1975. Vì thế mà ngày nay trong hàng ngũ đảng viên đảng Việt Tân đã tập họp nhiều thành phần với những thế hệ khác nhau. Từ một nữ sinh viên 18 tuổi sinh ra và lớn lên trong xã hội tiếp cư, chưa một lần biết đến Việt
Nam
nhưng đã rung động trước nạn buôn bán người tại Việt
Nam
. Từ một người cao niên 80 tuổi, đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập nhưng vẫn hăng hái tham gia đấu tranh vì không chấp nhận các hành vi bán nước của lãnh đạo Hà Nội. Từ một nữ công nhân 30 tuổi sinh ra trong lòng chế độ độc tài Cộng sản sau năm 1975, nhưng đã đi khắp phố phường Sài Gòn, vận động công nhân đứng lên chống bất công. Từ một thanh niên 25 tuổi, miệt mài giúp đỡ dân oan khiếu kiện đòi lại ruộng đất từ Bắc chí
Nam
. Từ một trung niên 60 tuổi, từng hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến đấu bảo vệ miền
Nam
tự do, vẫn tiếp tục ôm từng chồng tài liệu đến từng nhà đồng bào vận động ủng hộ dân oan. Từ một nữ bác sĩ 40 tuổi, bên cạnh lương chức cứu người, đã giúp dân hiểu thế nào là xã hội dân sự để tự mình đứng lên đối đầu những bất công trong khu phố. Từ một thanh
niên 50 tuổi, đang trải qua những năm tháng trong lao tù cộng sản vẫn kiên cường nuôi chí đấu tranh và tiếp tục phát triển đảng....
Những thế hệ Việt Tân đã tham gia đấu tranh bằng tấm lòng yêu nước, hấp thụ từ những hy sinh hào hùng của những vị lãnh đạo tiên phong, những người đã can đảm vứt bỏ đời sống ấm êm của gia đình, quay về vùng đất ngục tù đấu tranh giải phóng Việt Nam. Ðảng Việt Tân là một tổ chức có nhiều đảng viên đã hy sinh xương máu cho Tổ Quốc Việt
Nam
. Những xương máu của họ đã kết tụ thành niềm hãnh diện cho những thế hệ Việt Tân kế thừa hôm nay. Vũ khí đấu tranh của toàn thể đảng viên Việt Tân trong suốt 25 năm vừa qua và trong những ngày tháng sắp tới, chính là sức mạnh đoàn kết. Sức mạnh này đã được Tướng Hoàng Cơ Minh tóm lược trong câu: Nếu sức mạnh của chiến tranh đến từ nòng súng thì sức mạnh của đấu tranh giải phóng đến từ ý chí và lòng can đảm của mọi người. Ðể huy động sức mạnh này, đảng Việt Tân luôn đề cao và phát huy Chính Nghĩa Dân Tộc trong mọi hoàn cảnh. Lấy chính nghĩa để huy động toàn dân. Lấy chính nghĩa tranh thủ thế giới. Lấy chính nghĩa để khuất phục kẻ thù. Ðây là nền tảng của đấu tranh vận dụng mà đảng Việt Tân đã đề ra trong thập niên 80 của thế kỷ trước và nay được gọi là đấu tranh bất bạo động của thế kỷ 21 sau khi hàng loạt các cuộc cách mạng màu bùng nổ tại Cộng Hòa Serb (2000), Georgia
(2001), Ukrainia (2003) và Kyrgystan (2005).
Cốt lõi của đường lối đấu tranh vận dụng mà đảng Việt Tân chủ trương cách nay 25 năm là dựa trên sự vận động và tổ chức hóa quần chúng thành những phong trào đấu tranh. Khai dụng sự bất mãn và lòng căm thù của mọi tầng lớp quần chúng đối với sự cai trị độc tài, thối nát của đảng Cộng sản Việt Nam, các đảng viên Việt Tân đã tiếp cận, hướng dẫn và hỗ trợ người dân đứng lên đấu tranh từ những vị trí của họ trong xã hội. Nhiều người đã chỉ nhìn thấy hình ảnh Kháng Chiến Quân mang súng để rồi vội vã kết luận rằng Mặt Trận đã chủ trương đối đầu với Hà Nội bằng giải pháp quân sự. Mặt Trận và đảng Việt Tân không hề chủ trương giải pháp quân sự ngay trong thời kỳ cao điểm của chiến tranh lạnh. Mặt Trận và đảng Việt Tân quan niệm những vũ khí mà Kháng Chiến Quân sử dụng hoàn toàn là để tự vệ và bảo vệ con đường xâm nhập trong sự khống chế toàn diện của bộ đội Cộng sản Việt Nam trên vùng đất Ðông Dương từ năm 1979, sau khi họ xâm chiếm Kampuchia. Ngày hôm nay, những Kháng Chiến Quân đã thành công trong các chuyến xâm nhập; cũng như những đảng viên được phát triển sau này, đang hoạt động ở trong nước hay tại hải ngoại đều hiểu rõ nhiệm vụ là 'sống với dân và hướng dẫn dân đấu tranh'. Căn bản của nhiệm vụ này là mọi đảng viên Viêt Tân phải biết lắng nghe những trăn trở của quần chúng và phải huy động được đông đảo quần chúng tham gia.
Chính nhờ được hướng dẫn những quan niệm về đấu tranh vận dụng - còn gọi là đấu tranh bất bạo động theo xu thế hiện tại - đảng viên Viêt Tân đã tập trung vào ba nỗ lực chính yếu trong suốt 25 năm qua:
Thứ nhất là góp phần vào việc vận động và tổ chức hóa quần chúng thành những tập hợp đấu tranh, dựa trên những nguyện vọng, những bức xúc của họ để vừa phát triển xã hội dân sự, vừa áp lực chế độ Hà Nội phải giải quyết. Ðồng thời leo thang các đòi hỏi để đẩy chế độ rơi vào thế lúng túng đối phó, nhượng bộ và mất quyền trước sức bật mạnh mẽ của các phong trào quần chúng khi được kết nối và đủ mạnh.
Thứ hai là xây dựng tiềm lực của đảng để có thể đấu tranh lâu dài. Ðặc biệt là chú trọng đào tạo những thế hệ trẻ kế thừa để có thể góp phần hiệu quả vào các nhu cầu của đấu tranh hiện nay cũng như để chuẩn bị việc xây dựng đất nước trong tương lai.
Thứ ba là góp phần vào nỗ lực tranh thủ sự hậu thuẫn và yểm trợ của quốc tế vào cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt
Nam
. Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đã thành công rất lớn trong nỗ lực này và vì thế mà đã ngăn chận và gây rất nhiều khó khăn cho Cộng sản Việt
Nam
trên mặt trận quốc tế.
Nhìn lại chặng đường 25 năm đấu tranh, đảng Việt Tân đã có hàng trăm chiến hữu hy sinh trên con đường Ðông Tiến. Tuy mục tiêu giải phóng đất nước chưa thành tựu; nhưng những diễn biến của tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt là tình trạng bất ổn xã hội do sự đấu tranh của bà con dân oan, công nhân, đồng bào sắc tộc... cùng với sự lớn mạnh của phong trào dân chủ tại quốc nội cho chúng ta lạc quan tin tưởng rằng, cục diện Việt Nam sẽ phải thay đổi trong thời gian ngắn tới. Ðó là đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải bị quần chúng đào thải và đất nước sẽ hồi sinh trong một thể chế tự do dân chủ và nhân quyền được tôn trọng.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Ðiều 4 Chỉ Là Bản Sao Ðiều 6 Hiến Pháp của Ðảng Cộng Sản Liên Sô
Trần
Nam
(ÐCND)
Ðã có rất nhiều nhận định về sự tương đồng giữa đìều 6 Hiến Pháp Liên Bang Sô Viết và điều 4 Hiến Pháp của cộng sản Việt
Nam
. Nói cách khác, điều 4 chỉ là bản sao điều 6 Hiến Pháp của đảng Cộng Sản Liên Sô. (1) Sự việc đảng CSVN sau thời gian ầm ĩ kêu gọi sữa đổi các điều khoản trong bản Hiến Pháp nhưng vẫn cố tình bỏ qua điều 4 càng cho chúng ta thấy rõ Ðảng đang mị dân và tìm cách mua thời gian.
Ðảng mị dân vì trước đây khi kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, văn thư qui định về nội dung phạm vi sửa đổi Hiến Pháp của Ủy Ban Dự Thảo đã qui định như sau: "Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến Pháp 1992 phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước đã được nêu trong các văn kiện của Ðảng, đồng thời khẳng định bản chất nhà nước, mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước ta đã được qui định trong Hiến Pháp năm 1992". Kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, nhưng cấm đá động đến cái gọi là khẳng định về bản chất nhà nước, mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước. Nói một đàng nhưng làm một nẻo, kêu gọi nhân dân góp ý cho ra vẻ dân chủ, ra dáng Ðảng tôn trọng ý kiến của nhân dân. Nhưng cấm không được đề cập đến điều 4 Hiến Pháp, điều khoản duy nhất xác định quyền độc tôn lãnh đạo của Ðảng.
Các điều khoản do Ủy Ban soạn thảo đề nghị với Ðảng giống như cô gái già, tìm cách tô son
trét phấn nhưng vẫn không che đậy được nét tàn phá của thời gian. Càng tô trét, càng lộ tẩy các vết nhăn. Ðiều 2 được Ủy Ban đề nghị sửa đổi không dựa trên căn bản thực tế của tình hình chính trị và nguyện vọng của nhân dân Việt
Nam
mà lại dựa vào nghị quyết của Ðảng. Vì nghị quyết Ðại Hội 9 đảng CSVN xác định "xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ðảng". Cho nên điều 2 của bản Hiến Pháp được Ủy Ban soạn thảo thêm cụm từ "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" để hợp pháp hóa tính độc tài của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đỉều 2 được đề nghị viết lại như sau: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũa nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức."
Vết nhăn đầu tiên hiện ra là tính nghịch lý của cụm từ nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một nhà nước pháp quyền thực sự, không thể hiện hữu trong phạm trù xã hội chủ nghĩa. Làm thế nào luật pháp được tôn trọng, phân minh và độc lập trong khuôn khổ của qui luật đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Pháp quyền sẽ đứng ở vị trí nào khi phải đương đầu với nghị quyết của Ðảng? Pháp quyền ở đâu khi người giữ vị trị cầm Pháp lại là người đảng viên trung thành với Ðảng?
Vết nhăn thứ hai là sự tái khẳng định nền tảng chính trị xã hội chũ nghĩa. Một chủ nghĩa lạc hậu, phản tiến bộ và hoàn toàn đang đi vào chổ hủy diệt lại được Ðảng tiếp tục mê muội tôn thờ. Có cần trưng bằng chứng để Ðảng thấy rõ hơn nữa bản chất ưu việt của xã hội chủ nghĩa hay không? Có cần phải tìm mọi cách để biện minh cho sự sụp đổ của hệ thống Liên Bang Sô Viết? Có cần tiếp tục ca tụng câu thần chú "các nước tư bản đang trên đường giẫy chết" và "chế độ xã hội chủ nghĩa ta dân chủ gấp trăm lần chế độ tư bản" nữa không?
Tóm lại, việc sửa đổi Hiến Pháp đã không thể hiện sự cởi mở và thay đổi sâu xa về chính trị mà còn là bước thụt lùi của tiến trình dân chủ hóa. Các điều khoản quan trọng trong Chương 1- qui định về chế độ chính trị được đề nghị thay đổi chỉ nhằm củng cố thêm vai trò của Ðảng. Ðiều 4, đỉều qui định về tính lãnh đạo duy nhất của Ðảng đã hoàn toàn không đá động gì đến.
Ðảng CSVN đang mua thời gian. Việc đề nghị thay đổi các điều như điều 2, điều 3...nhưng không dám đề cập đến điều 4 đã cho thấy họ vẫn còn ngoan cố. Ðiều này cũng tương tự như Tổng Bí Thư của Ðảng CS Liên Bang Sô Viết, ông Mikhai Gorbachev đã ứng xử trong thời kỳ Liên Sô bị áp lực từ các phong trào tranh đấu cho dân chủ đòi CS Liên Sô phải hủy bỏ điều 6 Hiến Pháp. Ngày 20 tháng 11 năm 1989 Gorbachev tuyên bố trong cuộc họp của Bộ Chính Trị: "Phải giữ cho được điều 6 Hiến Pháp. Phải giữ quan điểm: Ðó không phải là vấn đề cứu hỏa, không phải là tình trạng đặc biệt..." (2)
Vị chủ tịch KGB cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Ông V.Kriushkov, người cầm đầu nhóm đảo chánh thất bại, âm mưu lật đổ Gorbachev đã nhận định trong cuốn hồi ký "Hồ Sơ Cá Nhân" về việc đảng CS Liên Xô hủy bỏ điều 6 Hiến pháp như sau: "Những năm 1990 - 1991 là thời gian Ðảng CS Liên Xô trượt nhanh trên đường đi đến thảm kịch. Trong nhiều năm tồn tại, đảng như sống trong lồng kính, bởi đảng là lực lượng lãnh đạo trong một nhà nước mà không bị một thế lực nào dám chống lại....Hàng chục năm dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng, các cơ cấu quản lý đất nước đã thích ứng với yếu tố này như một bộ phận hữu cơ của hệ thống nhà nước. Việc cơ quan lập pháp tối cao Liên Xô thông qua luật hủy bỏ điều 6 Hiến Pháp Liên Xô đã phá vỡ toàn bộ hệ thống nhà nước, trước hết là mang tính cục bộ, sau đó như băng tan tràn khắp đất nước." (3)
Là người đã tìm mọi cách nhằm thiết lập lại chế độ cộng sản cực quyền. Vị cựu chủ tịch KGB này sau nhiều năm ngồi tù đã tình ngộ và nhận xét rằng: "Ngay từ trước khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Ðảng CS Liên Sô đã từ bỏ vai trò lãnh đạo cũa mình trong xã hội. Bằng cách đó đã mở ra môt thời đại mới về vật chất - thời đại đa đảng, thời đại cạnh tranh công khai giữa các quan điểm chính trị, kinh tế về các vấn đề cơ bản phát triển xã hội và thể chế nhà nước. Một chế độ như vậy dẫn tới thay đổi chính quyền bằng một đảng này hay đảng khác, hay một khối đảng này bằng khối đảng khác. Song điều đó cần phải trở thành kết quả đấu tranh chính trị, một sự thay đổi quyền lực hợp pháp, nói cách khác là một hiện tượng bình thường không có tình trạnh khẩn cấp và bạo lực." (3)
Không riêng gì đảng CSVN đang bám víu điều 4, đảng Cộng Sản Liên Sô cũng đã biết rất rõ là nếu điều 6 Hiến Pháp bị bãi bỏ, tiến trình dân chủ hóa sẽ được nảy mầm. Vì vậy, việc trì hoản, tìm cách mua thời gian của Chính Trị Bộ Liên Sô trước kia và của đảng CSVN hiện nay đều giống nhau. Vấn đề là liệu họ có thể nào cứu vãn đươc vị thế của đảng hay không? Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ, đảng CSVN chỉ còn là thời gian.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là chừng nào? Câu trả lời là nhanh hay chậm tùy thuộc vào sức mạnh và mục tiêu của Phong Trào Dân Chủ.
***
(1) Ðiều 6 Hiến Pháp Cộng Sản Liên Sô xác nhận:"Ðảng Cộng Sản Liên Sô, lực lượng tiên phong và là trọng tâm của các cơ chế chính trị, bao gồm tất cả các hệ thống chánh quyền và cơ quan công cộng. Ðảng Cộng Sản Liên Sô hiện hữu vì nhân dân và phục vụ cho nhân dân.
Ðảng Cộng Sản Liên Sô vũ trang với chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định mọi đường lối liên quan đến việc phát triển xã hội và các chính sách đối nội lẫn đối ngoại, xây dựng những kiến trúc vĩ đại vì nhân dân Sô Viết, hoạch định mọi kế hoạch, hệ thống hoá và lý luận hoá cho cuộc đấu tranh vì thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Tất cả những tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ qui định Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết."
- Ðiều 4 Hiến Pháp của Ðảng CSVN khẳng quyết: "Ðảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật."
(2) Nguyễn Minh Cần - Ðảng CSVN qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế
(3) V.A Kriushkov - Hồ Sơ Cá Nhân
* Mời Ðảng CSVN ăn phở Bò, vừa ngắm đề nghị huỷ bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp của Nhân dân
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ðất đai - nguồn sống và hiểm họa
Nguyễn Thanh Giang
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội ở Sài Gòn, trong bài "Quản lý đất đai - Những khía cạnh đặc thù" đăng trên báo Lao Ðộng trong số ra hồi nửa cuối tháng 8 năm 2007, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, một đồng hương lớp sau của tôi đã nêu mấy câu hỏi khái quát:
"Có nhiều ý kiến cho rằng, trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém và tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu gây nên bất bình khiếu kiện của người dân. Liệu giải thích như vậy đã thật đúng chưa?
Ý kiến khác cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được. Lẽ nào nhân dân ta nhiều người thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng luật pháp đến vậy?
Có ý kiến giải thích, cái sai này chủ yếu là do các cấp bên dưới, do có sự hiểu sai, làm sai. Nghe ra cũng không ổn. Vậy vì sao cái sai chỉ chủ yếu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực này mà không là các lĩnh vực khác, bên trên thì đúng, còn bên dưới thì sai?"
Những câu hỏi vừa như đặt vấn đề, vừa có phần tự trả lời ấy có yếu tố dũng cảm, dám nhìn thẳng vào sự thật và tỏ ra muốn tiếp cận chân lý. Tuy nhiên, liệu như vậy là đã dám đi vào cốt lõi vấn đề chưa?
Tư hữu hóa đất đai, một tiến bộ lịch sử thời phong kiến Việt
Nam
Trong tư duy tổng hợp của người Việt
Nam
về những cương vực núi sông, mây gió; về quốc sử, tổ tiên; về bản quán, họ hàng..., yếu tố đất luôn luôn xuất hiện đầu tiên. Người Việt
Nam
gọi tổ quốc mình là đất nước. Trong kho tàng thi ca Việt
Nam
thời chống Pháp, có lẽ bài thơ hùng tráng nhất là bài "Ðất nước" của Nguyễn Ðình Thi. Theo nhà thơ này, tổ quốc được hồi sinh sau cách mạng như cũng từ đất trồi lên: "Nước Việt
Nam
từ máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Từ thuở vua Hùng dựng nước đến nhiều thế kỷ về sau, đất đai đều của nhà vua. Ðất của các lãnh chúa đều do vua ban qua những thác đao điền. Ðến thế kỷ thứ X, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất vẫn tồn tại. Tuy nhiên, trong quá trình
vận động phát triển của xã hội, bắt đầu từ thế kỷ XII, sở hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện dần dần từ cá biệt đến phổ biến. Nhà nước Lý và Trần không những không ngăn chặn mà còn tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: bán ruộng công cho dân, cho phép mua,
bán, chuộc theo luật lệ, cho phép vương hầu, quý tộc, phò mã, cung tần lập điền trang...
Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm Giáp Dần (1254) vua Trần Thái Tông xuống chiếu: "Bán ruộng công, mỗi diện (mẫu) là 5 quan tiền, cho phép dân mua làm ruộng tư".
Ðể tạo điều kiện cho mua, bán, chuộc, nhượng đất đai được dễ dàng, tháng chạp năm Nhâm Tuất (1142) vua Lý Anh Tông xuống chiếu: "Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại; việc tranh chấp ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cầy cấy, trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận lại, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng".
Ðể tránh
tình trạng sử dụng quyền uy cướp đoạt đất đai, nhà vua lại xuống chiếu: "Những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì đánh 80 trượng xử tội đồ".
Ðể bồi hoàn thỏa đáng khi trưng thu đất đai, năm Mậu Thân (1248) vua Trần Thái Tông cho phép trưng thu đất để dắp đê nhưng quy định: "Chỗ nào đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo thời giá trả lại tiền".
Ðể phát triển đất canh tác, ngay từ thời Lý đã tương truyền câu chuyện về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người huyện Gia Lâm vì có công mò được xác một công chúa nên được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long, hiện còn di tích đền thờ gần với khu "thập tam trại".
Năm Bính Dần (1266), Trần Thánh Tông "xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán, không sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang". Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện như: điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt, (cha của Trần Khánh Dư) ở ven sông Kinh Thầy (Chí Linh, Hải Dương); điền trang của An sinh vương Trần Liễu (cha của Trần Hưng Ðạo) ở An Lạc (xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh); điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội); điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang...
Ðến cuối đời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc (vợ vua Trần Duệ Tông), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Ðức Thọ ngày nay rồi lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tổng diện tích đến 3985 mẫu....
Năm 1397,
nhân việc hạn danh điền (ruộng có chủ đứng tên) theo chủ trương của Hồ Quý Ly, sử chép rằng: "Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang".
Nhờ chủ trương tư hữu hóa đất đai, tạo cơ sở thực thi khẩn hoang bằng nhiều hình thức, cha ông ta đã mở đường cho ruộng đất không ngừng sinh sôi, từ đấy ngày mỗi ngày càng mở mang bờ cõi.
Trong "Chủ nghĩa Mác... tản mạn ký", khi bàn về "Tư hữu và khát vọng cá nhân" Vũ Cao Quận đã ngợi ca: "Với riêng Tễu tôi, xin viết hoa hai chữ 'Tư hữu' là sáng tạo vĩ đại thiêng liêng nhất vượt lên mọi thời gian, vĩ đại nhất của mọi vĩ đại để từ con vật tiến lên để thành 'con người'. Hai anh em 'Ðộng lực cá nhân' và 'Tư hữu' chính là động lực phát triển của xã hội loài người".
Công hữu làm nghèo đất đai
Chính quyền Sài Gòn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu đất đai, tuy nhiên, để hữu sản hóa những nông dân vô sản, họ đã tiến hành hai cuộc phân chia lại ruộng đất. Trong cuộc phân chia thứ nhất, từ năm 1955 đến 1960, họ chỉ để lại cho mỗi địa chủ nhiều nhất là 115 ha, số còn lại bị trưng thu rồi bán cho tá điền. Một phần ba tổng diện tích đất canh tác tại Miền
Nam
lúc bấy giờ (650.000 ha) đã về tay nông dân.. Sau năm 1970, cuộc cải cách thứ nhì mang tên "Người cày có ruộng" lại được xúc tiến nhằm hợp lý hóa thêm vấn đề sở hữu đất đai. (Tư liệu từ cuốn "Việt
Nam
cải cách kinh tế theo hướng rồng bay" của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).
Trong khi đó, ở Miền Bắc, cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất đã nổ ra cướp đi trên dưới ba mươi vạn sinh mạng và để lại những oan khiên dầy vò đằng đẵng hàng triệu số phận con người. Với đầm đìa xương máu thê lương, oán hờn chồng chất, từ 1949 đến 1953, một triệu rưỡi hecta ruộng đất cũng đã được phân chia cho 2,4 triệu hộ ở nông thôn. Từ năm 1953 đến năm 1955, lại có thêm 895.000 ha được đem chia.
Dẫu sao, có
thể xem đấy là biện pháp xúc tiến cho đất đai được tư hữu hóa sâu hơn, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh, sản lượng lương thực năm 1957 đạt được 3,95 triệu tấn, cao hơn cả sản lượng cao nhất tại Miền Bắc trước Ðại chiến Thế giới lần thứ hai (2,4 triệu tấn).
Niềm vui "người cày có ruộng" chưa nhen nhúm được bao lâu, chẳng hiểu ma nào đưa lối, quỷ nào dẫn đường, người ta bỗng lùa hết nông dân vào hợp tác xã. Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ rành: đất đai là sở hữu của toàn dân. Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác. Ngay từ khi chính sách này được thực thi, từ năm 1976 đến năm 1980 năng suất lúa giảm từ 2,23 tấn/ha xuống chỉ còn 2,08 tấn/ha mặc dù Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào nông nghiệp.
Người ta không những không tích cực trồng cấy mà cũng chẳng thiết gì đến khai hoang khẩn hóa. Việt
Nam
có tiềm năng nhất định về đất đai nhưng hiệu quả sử dụng tiềm năng này vào nhũng năm đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa càng rất thấp. Diện tích đất chưa sử dụng, tính đến năm 1993 còn tới trên 14,2 triệu ha, chiếm gần một nửa (43%) tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: miền núi và trung du Bắc Bộ 6,5 triệu ha, Khu Bốn 2,3 triệu ha, duyên hải Miền Trung 2,1 triệu ha, Tây nguyên 1,6 triệu ha, đồng bằng Cửu Long 0,8 triệu ha. Ðến năm 1993 cả nước còn 11.420 ha đất trống đồi trọc, chiếm 57% diện tích đất lâm nghiệp. (Theo Vietnam Discovery - Nhà xuất bản Thống kê).
Lợi dụng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các quan chức Nhà nước đua nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt "kế hoạch treo" rải rác khắp nơi đã để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du...
Trong cuốn "Viết cho Mẹ và Quốc hội" cụ Nguyễn Văn Trấn kể lại: Một lần, đến thăm một lớp học chính trị của cán bộ trung cao cấp, khi được hỏi: "Dân chủ tập trung là gì?", cụ Hồ đã giải đáp: "Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ. Tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Ðó là tập trung!".
Thay cho hợp tác hóa nông nghiệp, hòng nhích tý chút ra khỏi cái cùm công hữu ruộng đất, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc dũng cảm đề xuất chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Ông bị tổng bí thư Trường Chinh đập tơi bời qua nhiều trang báo Nhân Dân dày đặc. Rồi ông bị trù dập, đầy ải cho đến chết. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị mãi sau này mới thắp được một nén nhang muộn màng cho oan hồn Kim Ngọc.
Công hữu hay tư hữu hóa bằng quyền lực
Trong bài "Nông dân Bắc Phi" in trong "Hồ Chí Minh toàn tập" (tập Một), Nguyễn Ái Quốc có đoạn viết sau: "Ðối với người Tuynidi, người ta thường sử dụng những mánh khóe kiểu như sau: 25 khu ruộng của người Tuynidi làm thành một babu tập thể. Những người nông dân canh tác đất đai ấy được hưởng một phần mùa màng, phần khác dành cho phúc lợi xã hội, giáo dục, xây nhà, phương tiện thông tin và những xí nghiệp có ý nghĩa tập thể khác nhau.
Babu tập thể không thể được sử dụng cho cá nhân, nhưng có thể chuyển từ một xí nghiệp tập thể sang xí nghiệp khác, vì đó là do lợi ích công cộng. Về sau Phủ Toàn quyền cứ lấy cớ dùng cho lợi ích công cộng mỗi khi cần lấy đất của người bản xứ cho bọn chủ đồn điền. Một thí dụ: một nhà báo và chủ đồn điền, khi thấy người dân bản xứ từ chối bán đất cho hắn, mà hắn thì muốn mua cho mình, liền đến nhờ bạn - là viên công sứ tỉnh ấy. Tên này liền ra ngay một sắc lệnh trưng thu đất ấy cho lợi ích công cộng, đuổi người dân bản xứ ra khỏi đất ấy và chuyển cho người bạn của mình.
Chế độ thuộc địa ấy đem lại lợi ích gì cho những người nông dân nghèo Pháp? Không! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu, những con buôn tham lam và tư bản lớn được lợi mà thôi
Những công ty đồn điền lớn chiếm những khu đất đai mênh mông, không phải nhắm làm cho nó sản sinh, mà chỉ với mục tiêu đầu cơ".
Tước đoạt kiểu như vậy còn phải sử dung mánh khóe vất vả. Ở Việt Nam, đã xẩy ra cuộc tước đoạt ruộng đất đại quy mô mà cứ tỉnh bơ, mà ngon xơi, thoải mái hơn nhiều. Ông Vũ Cao Quận chỉ ra cái phương thức tước đoạt trong cuốn "Gửi lại trước khi về cõi" như sau: "Công hữu của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: tài nguyên, hầm mỏ, đất đai, nhà cửa, ruộng đồng... được Ðảng và Chính phủ "giữ dùm" cho nhân dân. Nói
chung là như vậy, nhưng Ðảng và Nhà nước cũng phải cử một ông Kèo, ông Cột cụ thể rồi giao con dấu và chữ ký có quyền hành quản lý cho ông ấy.... Khi có quyền hành, con dấu và chữ ký, việc đầu tiên của ông Kèo, ông Cột là xắn miếng công hữu ngon nhất cho sếp - người đã giao quyền hành và con dấu cho ông. Rồi tuần tự, ông tiếp tục tùng xẻo miếng công hữu tùy theo thân thủ, tim gan... cho vợ, cho con cháu, họ hàng và các chiến hữu thân thiết của ông. Còn nhân dân - "người chủ" của ông? Cứ yên trí đi, sẽ được một mảnh vỏ sò là cái chắc!". Hai nhà lý luận chống cộng Trung Quốc Mã Lập Thành và Lăng Chí Quân trong "Giao Phong" cũng nhất trí với Vũ Cao Quận: "Công hữu của Mác" là "sở hữu của toàn dân" mà "sở hữu của toàn dân" là "sở hữu của nhà nước" mà "sở hữu của nhà nước" là "sở hữu của chính phủ", tức... tức là "sở hữu của quan chức".
Bài "Giám đốc Sobexco có 'xé rào' pháp luật?" trên báo Lao Ðộng ra ngày 30 tháng 8 năm 2007 có chạy mấy dòng chữ lớn: "Những tài liệu mới nhất thể hiện ông Nguyễn Thanh Hải - giám đốc công ty chế biến cây trồng nông nghiệp xuất khẩu (Sobexco) - đã "cầm đèn chạy trước ôtô", vi phạm luật pháp trong vụ "biếu không" 700 ha đất công ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương".
Một ông
giám đốc nho nhỏ như vậy mà có thể biếu không 700ha đất! Hỏi, những thủ trưởng cấp trên ông dăm bẩy bậc có thể biếu không bao nhiêu, bao nhiêu
hecta đất? Cho nên các "địa chủ đỏ" ngày nay không phải chỉ có hàng trăm (Chính quyền Sài Gòn trước 1975 chỉ giới hạn 115 ha cho mỗi địa chủ) mà hàng chục nghìn hecta đất.
Nhiều "địa chủ đen" ngày nào chưa có nổi một hecta đất đã bị trói vào cột trường đấu để tá điền đốt râu rồi chết tức tưởi trong lao đầy. Các "điạ chủ đỏ" ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung quá, phè phỡn quá.
Ôi những oan hồn dân tộc! và hỡi các sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu...!
Giá đất
Ở Việt Nam đã tồn tại khá lâu những khái niệm, những thuật ngữ rất quái đản. Không nói đến những khái niệm, những thuật ngữ kỳ dị xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của những nhà văn, những thi sỹ siêu việt hay trong các luận văn khoa học làm choáng váng trí tuệ con người, thử đề cập đến một số văn liệu hành chính quốc gia như Hiến pháp chẳng hạn. Trong bản "Thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam năm 1980" gửi Nhà nước cách đây 15 năm, một trong những khuyến nghị tôi nêu là: "Không nên lạm dụng cụm từ XHCN. Việc đưa ý niệm "Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản XHCN "làm cho điều 76HP vừa không xác định, vừa mâu thuẫn với một số điều khác. Thế nào là tài sản XHCN? Ðối với các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các tài sản của các thành phần kinh tế khác thì sao?".
Thế nào là tài sản XHCN? Câu hỏi rất rõ rành và câu trả lời nghiêm túc là cần thiết và rất hệ trọng nhưng chẳng ai dám đụng đến. Cam đoan rằng, cho đến nay, không phải chỉ những người it học như tổng bí thư Ðỗ Mười hay có được du học ngoại quốc như tổng bi thư Nông Ðức Mạnh mà cả nhũng người có học vấn thực sự cũng không thể xác định được đâu là tài sản XHCN.
Hiến pháp là luật mẹ của các luật trong một nước mà còn lơ mơ, nhập nhằng như vậy thì làm sao mà xây dựng được nhà nước pháp quyền, dù chỉ là pháp quyền XHCN!
Tương tự là trường hợp thuật ngữ: "Giá quyền sử dụng đất".
Luật Ðất đai công bố năm 2003 quy định:
"Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định".
Thật là "bối rối chẳng xong bề nào". Ðất và quyền sử dụng đất là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cho nên
không thể có chuyện: "Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất)" được. Cái ghế tổng bí thư ngồi thì có giá chứ quyền ngồi trên cái ghế tổng bí thư thì làm sao định giá bằng tiền được. Có chăng chỉ định bởi sự chấn hưng của đất nước hay nỗi thống khổ của nhân dân.
Cho nên đã qua mấy đời thủ tướng rồi mà trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 31 tháng 3 năm 2007 thủ tường Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải trần tình: "Vấn đề giá đất, thưa Quốc hội, đây là một trong những vấn đề mà trong lãnh đạo, điều hành, trong quản lý của Chính phủ là đang khó khăn, vướng mắc rất nhiều và Chính phủ cũng tốn rất nhiều thời gian về vấn đề này". Không đành tỏ ra bất lực, ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, trong bài viết đã nêu trên đây chỉ thành khẩn van nài: "Quả thật, đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, khó khăn, phức tạp và bức xúc không chỉ với đông đảo nhân dân mà các cấp chính quyền cũng đang mong chờ Chính phủ và Quốc hội khóa XII sớm xem xét, giải quyết".
Cũng trong
bài "Nông dân Bắc Phi" đã nêu trên, Nguyễn Ái Quốc tố cáo "những tên chính khách bẩn thỉu, những bọn con buôn tham lam" như sau:
"Những tên địa chủ biết rõ là, dân bản xứ luôn luôn lo sợ bị trưng thu. Vì vây, khi nào họ muốn chiếm đất, họ sử dụng luật về trưng thu như một con ngoáo ộp. Dân bản xứ tất nhiên muốn bán đất của mình với giá rẻ mạt, còn hơn là để cho chính quyền hành chính bỗng chốc làm mình phá sản.....
Công ty này mua của dân bản xứ mối hecta giá từ 20 đến 30 phrăng và sau một thời gian ngắn bán lại với giá 1.000 và 1.200 phrăng trong một vài tháng lãi tới 858.000 phrăng".
Họ, ở Châu Phi, mới ăn lãi được gấp (1.100 / 25 =) 44 lần đã bị cụ Nguyễn Ái Quốc căm phẫn rủa xả là "những tên chính khách bẩn thỉu". Cái bọn sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu ở Việt Nam ngày nay chúng chỉ trả cho người dân (trong đó có bà mẹ Việt Nam anh hùng, có cựu chiến binh đã để lại một phần máu thịt ở chiến trường) vài nghìn đồng để bán được mấy triệu đồng, vài chục nghìn đồng để bán được mấy chục triệu đồng. Thưa Cụ, không phải chỉ có 44 lần như ở Châu Phi đâu, ở Việt Nam bây giờ bọn chúng thu lợi bất chính gấp nghìn lần Cụ ạ!
Chỉ một vụ rất nhỏ của Sobexco nêu trên đã được báo Lao động công bố: "Nhiều cơ quan chức năng khẳng định: Việc hợp pháp hóa giá trị đất công cho tư nhân, dẫn tới hậu quả gần 400 tỷ đồng tiền Nhà nước, hiện nay đã thật sự chẩy vào túi tư nhân".
Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Ðặng Hùng Võ thì cho biết: với việc áp dụng hai giá đất trong 20 năm qua, Nhà nước đã để rơi vào túi các quan tham và đệ tử của họ 70 tỷ USD.
Kiến nghị
Ðến đây, tưởng đã có thể trả lời mấy câu hỏi liên quan đến các vụ biểu tình khiếu kiện đang diễn ra ngày càng đông người của ông Phạm Quang Nghị như sau:
Có phần do trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém và tiêu cực, nhưng đấy không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên bất bình khiếu kiện của người dân.
Không phải nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được. Càng không phải do người dân bị các thế lực thù địch, bọn bất mãn, cơ hội chính
trị, bọn tôn giáo phản động xúi giục, kích động.
Không phải cái sai này chủ yếu là do các cấp bên dưới, do có sự hiểu sai, làm sai, mà do các Bộ Chính trị ÐCSVN tử trước đến nay mù quáng đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, vạch ra nhiều đường lối sai lầm, trong đó có chủ trương công hữu hóa ruộng đất.
Ruộng đất phải có chủ cụ thể, phải "hạn danh điền", phải được tư hữu hóa; đấy là lẽ đời mà cha ông ta đã nhận ra và thực thi từ gần nghìn năm trước. Nay Việt Nam đã vào WTO, muốn hay không, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố phải xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. U mê, trì trệ mãi nhưng rón rén rồi cũng phải cho mở lại nhà thương tư, trường tư thục..., phải thừa nhận lao động, chất xám... cũng là hàng hóa. Chỉ còn bước cuối cùng sao sống chết cứ phải ngoan cố giữ cho được đất đai là tài sản của Nhà nước? Phải chăng vì miếng ăn này to quá, phải chăng chỉ vì đất đai đang là cái kho vô tận để các quan tham bấu xấu. Tham thực cực thân. Tước đoạt tàn bạo lắm thì phản ứng của nhân dân sẽ càng mạnh. Ðàn áp đi, để rồi lại cứ phải đàn áp mãi, đàn áp nữa, đàn áp ngày càng dữ dội hơn. Ðể rồi, oán giận cứ thế mà chồng chất lên cao ngút trời... Ðất đai là nguồn sống của nhân dân, của đất nước, nhưng là hiểm họa của chính quyền chính vì vậy. Hiểm họa dẫn đến sụp đổ, đến tang thương không phải vì kẻ thù đâu mà do chính từ lòng tham và sự ngu muội của chính quyền.
Hãy thực sự cầu thị nhận ra cho được sai lầm tai hại đã mắc phải và dũng cảm, chân thành sửa sai, đừng loanh quanh dối mình, lừa người, đừng vá víu chằng đụp. Thay áo đi để có áo mới đẹp hơn, đừng để áo cũ phải mục nát, tả tơi, rơi rụng. Có thể phải tiết chế bớt sự kiêu hãnh, lòng tự hào đã có một cách giả tạo, quá trớn; có thể phải san bớt cửa, sẻ bớt nhà; có thể phải nhả bớt miếng ăn (đã ăn vụng, ăn chặn) nhưng đấy là đòi hỏi của lẽ công bằng, của ý trời không thể không thành khẩn sám hối mà nhận ra cho kỳ được.
Tư hữu hóa ruộng đất phải được tiến hành từng bước thận trọng nhưng cần hết sức khẩn trương. Có thể là nên tham khảo ý kiến sau đây của ông Nicolaus Tideman - cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Mỹ, và ông Bruno Moser - chuyên
gia quốc tế về đất đai: "Cấp 'Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân' cho người sử dụng đất. Tất cả mọi người sử dụng đất sẽ phải nộp thuế đất hàng năm. Việc định thuế đất dựa vào giá trị đất với những lợi thế tự nhiên của nó: độ màu mỡ, vị trí... Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân về đất đai được tự do chuyển đổi với mức phí tương ứng với chi phí cấp một giấy chứng nhận mới. Sẽ không có bất kỳ khoản thuế chuyển nhượng dựa trên giá trị nào, vì điều này làm tăng chi phí, ngăn cản sự linh động của thị trường và tạo cơ hội cho tham nhũng và các hành vi trốn thuế. Các mảnh đất chưa có chủ sẽ được đấu giá công khai, dành cho những người sẵn sàng nộp thuế cao nhất.... Thông tin về mức thuế ở mỗi khu vực được công khai trên Internet và tại mỗi văn phòng quản lý đất đai. Bất kỳ ai muốn tranh cãi về việc định giá sẽ được yêu cầu đệ trình đề án của mình. Tin rằng, nếu chính sách này được thực thi, sẽ chấm dứt ngay tình trạng đầu cơ đất và giúp hạ nhiệt giá đất. Người nghèo và những người sử dụng hiệu quả sẽ được tiếp cận với những thửa đất theo đúng nhu cầu. Các tòa nhà, cơ sở hạ tầng sẽ mọc lên nhanh chóng vì mọi người sử dụng các cơ hội mới để cải thiện mảnh đất của mình. Không còn cảnh mua đất rồi ngâm đấy, chờ Nhà nước đền bù giải tỏa hoặc chờ giá đất lên cao để bán... Thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh (Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp...) không phải là công cụ tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc tăng thu ngân sách từ thuế đất và giảm gánh nặng thuế kinh doanh sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) một cách vượt trội, thậm chí các tập đoàn sẽ chuyển cả tổng hành dinh vào Việt Nam chứ không phải chỉ chuyển nhà máy".
Nguy cơ hiểm họa từ đất đã nhỡn tiền, hãy sáng suốt lắng nghe thế giới tiên tiến và học lại cha ông tư hữu hóa ruộng đất để giải tỏa hiểm họa, đồng thời làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn sống cường thịnh của đất nước.
Hà Nội 6 tháng 9 năm 2007
Nguyễn Thanh Giang
Nhà số 6 - Tập thể Ðịa Vật lý Máy bay
Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội
Ðiện thoại: (04) 5 534370
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Thư Công Dân Hoàng Trung Kiên Gửi Ông TrỨương Vĩnh Trọng, phó thủ tỨướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, phụ trách giải quyết "khiếu nại tố cáo" của công dân
Trách người... nhìn lại xem mình tốt chưa?
Kính gửi:
- Ông TrỨương Vĩnh Trọng phó thủ tỨướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phụ trách giải quyết "khiếu nại tố cáo" (KNTC) của công dân
- Các cơ quan báo chí - Ðài
phát thanh quốc gia, hải ngoại và quốc tế.
- Các tổ chức bảo vệ nhân quyền và những ngỨười yêu công bằng dân chủ, tự do, nhân quyền chống sự bất công.
- Ông Tổng giám đốc Ðài truyền hình Việt Nam.
- Ông Tổng biên tập báo Nhân dân và các báo khác của đảng CSVN và nhà nước VN XHCN
Thời gian gần đây Ðài truyền hình Việt Nam, báo chí của đảng và nhà nước liên tục đưa tin tình trạng khiếu kiện đông ngỨười vưỨợt cấp, nguyên nhân tại sao có tình trạng khiếu kiện đông ngỨười lại cho rằng đa số bà con không hiểu biết pháp luật nên bị kẻ xấu xúi dục, là ngỨười có quyền lợi chính đáng bị xâm phạm và tham gia chống tiêu cực bị trù dập. Tôi nhưỨ ngỨười đang nằm trong chăn nên mới biết chăn có rận và xin có đôi điều nhưỨ sau.
Khiếu nại, tố cáo là nội dung cơ bản trong xã hội ta để thực hiện quyền tập trung dân chủ theo kiểu XHCN, quyền này cũng là một thứ quyền chủ yếu của con ngỨười, của mọi công dân (nhân quyền) để ngỨười dân trình bầy, giãi bầy những bức xúc cá nhân, để chỉ ra sai phạm của ngỨười khác, từ đó đề nghị, kiến nghị, yêu cầu đưỨợc giải cứu, giải đáp, giải quyết. Ở Việt Nam quyền này đưỨợc thể hiện tại điều 74 Hiến pháp và luật khiếu nại, tố cáo cũng qui định rõ.
- Thời gian giải quyết khiếu nại chậm nhất là 45 ngày, ngỨười giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ đối thoại với ngỨười khiếu nại, ngỨười bị khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Thời gian giải quyết tố cáo chậm nhất là 90 ngày, phải kết luận có chứng cứ chứng minh cho kết luận của mình ra quyết định xử lý tố cáo.
Hiện nay việc giải quyết KNTC đa số bị các ông quan cách mạng đảng viên ÐCSVN suy thoái, cơ hội chính trị, cửa quyền, tham nhũng, ăn hối lộ, ăn cắp công quỹ, tài sản quốc gia không thực hiện đúng thời gian, trình tự giải quyết theo pháp luật. Khi các cơ quan có ý kiến, ngỨười có trách nhiệm giải quyết lại tự ý soạn thảo văn bản áp đặt trả lời, không đúng nội dung ngỨười KNTC yêu cầu, thậm chí còn có ý đe doạ, thách thức. Vì thế ngỨười dân thấy niềm tin bị xúc phạm nên tiếp tục đi lên các cơ quan cấp trên để KNTC với hy vọng tìm được công lý và lẽ phải.
Dân tộc Việt Nam có tính thật thà, lỨương thiện, chất phát, có tấm lòng vị tha. "Hiền nhỨưng không hèn", đỨược minh chứng bằng lịch sử hơn 4 ngàn năm, khi bị áp bức người dân không tiếc tiền của, tính mạng sẵn sàng đứng lên đấu tranh đòi giải phóng dân tộc, mơ Ứước chính là không bị áp bức bất công. Khi giành đưỨợc độc lập dân tộc rồi, ngỨười dân tỨưởng rằng đỨược sống tự do, bình đẳng, họ đâu ngờ chính những ngỨười đã kêu gọi họ, lãnh đạo họ đấu tranh dưới lá cờ "giành tự do, độc lập" nay lại phản bội chà đạp lên quyền lợi chính đáng của dân. Thời xỨa xưa các quan lại từ triều đình của chế độ phong kiến suy đồi, thối nát ở trung ương xuống đến các cấp chính quyền địa phỨương, bọn quan lại ăn chơi sa đọa bằng nhà thổ, cô đầu, hút sách, cờ bạc, rượu chè... Thời nay các ông quan cách mạng đảng viên ÐCSVN thoái hoá biến chất đã có khách sạn, nhà hàng, xông hơi mát xa, bia ôm, kara ôkê phòng lạnh, tiếp viên nõn nà trẻ đẹp làm cho những cán bộ chân chính có tâm, có đức với dân cũng bất bình lên tiếng ở mọi tầng lớp. Các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các tầng lớp chí thức yêu nước thương dân thực sự đau lòng vì sự suy thoái đạo đức của lớp cán bộ quan lại mới này...
Tại diễn đàn Quốc hội nhiều đại biểu đã lên tiếng, nhưỨ ông Nguyễn Quốc Thước, ông Ðỗ Trọng Ngoạn, ông Nguyễn Lân Dũng, bà Nguyễn Thị Hồng Sinh...Tình trạng không còn kỷ cỨương phép nưỨớc đã kéo dài nhiều năm, tham nhũng, ăn hối lộ tràn lan nguy cơ đã trở thành quốc nạn, thành một thứ giặc nội xâm nguy hiểm. Tình trạng nghiêm trọng này các vị lãnh đạo đảng CSVN và nhà nỨước cũng đã biết, đã xác định chúng là giặc nội xâm nhưỨng chưỨa có phỨương thuốc hữu hiệu để chữa trị. Phải chăng bọn giặc nội xâm đó là đồng chí của mình, là con ông nọ, là cháu bà kia hay vì nguồn thu lợi cá nhân quá lớn nên không trị đưỨợc? Miên man quá xin nêu cụ thể trỨường hợp của gia đình tôi để minh chứng về việc này?
Việc giải quyết chính sách của các ông quan cách mạng CSVN cửa quyền, họ sẵn sàng biến có thành không, biến không thành có!!!
TrỨừơng hợp mẹ tôi là Vũ Thị Thục năm nay đã 84 tuổi, bà là mẹ liệt sỹ Hoàng Văn Cần đã bỏ ra gần 40 năm đi tìm công lý cho chồng bằng việc thật, ngỨười thật, nhân chứng thật là các ông đảng viên ÐCSVN phân công nhiệm vụ cho bố tôi trong chiến tranh xác nhận, nhưỨng các ông quan cách mạng cửa quyền không lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ, họ tổ chức nhiều hội nghị lập nhân chứng giả để xuyên tạc sự thật, làm cho những cán bộ đã phân công nhiệm vụ cho bố tôi bất bình có đơn kiến nghị. Việc này đến nỗi ông Nông Ðức Mạnh đã xem xét ký nháy vào đơn chỉ đạo làm dứt điểm vụ việc nhưng vẫn không đỨược làm sáng tỏ. Trong khi đó ở Ninh bình kiểm tra trên 1000 trỨường hợp thỨương binh, bệnh binh thanh niên xung phong
thì trên 60% là thỨương binh, bệnh binh giả, thậm chí có ngỨười không tham gia chiến tranh nhưỨng họ vẫn lập đỨược hồ sơ được các ông quan CS cửa quyền xét duyệt cho hưỨởng chế độ chính sách. Tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu sự việc của gia đình và các trỨường hợp khác ở địa phỨương, tôi có ý kiến đến Bộ lao động thương binh và xã hội (LÐTB&XH), theo sự chỉ dẫn của Bộ tôi đã làm đơn đến cơ quan có trách nhiệm xem xét nhỨng họ không giải quyết đơn theo luật. Bộ cử ông Nguyễn Văn Tiến, phó thanh
tra, ngỨười có văn bản hỨướng dẫn tôi, khi về địa phỨương không hiểu có điều gì khuất tất mà ông Tiến nói một đằng lại ra văn bản một nẻo? Tôi có đơn khiếu nại đến Bộ LÐTB&XH, đã gặp 2 ông Thứ trưỨởng là ông Hồng, ông Lĩnh các ông lại đùn đẩy cho cấp dỨưới trả lời "sự việc đã báo cáo Thủ tỨướng chính phủ bằng số 2396 ngày 06/7/2007 nên không
trả lời anh".
2- Việc chống tham nhũng các quan cách mạnh CSVN cửa quyền lại bao che tiêu cực trù dập tố cáo
Ngày15/9/1997 tôi ghi lại ý kiến của dân trong các cuộc họp phố gửi các cơ quan xem xét việc các ông quan cách mạng đảng viên ÐCSVN thoái hoá biến chất ở địa phương tôi là phỨường Nam thành, thị xã - Ninh bình, Tỉnh Ninh Bình xâm phạm đất công, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân, tôi đã gửi đơn từ dỨưới lên trên lại gửi đơn từ trên xuống dỨưới. Từ gửi đơn đề nghị, kiến nghị đến khiếu nại, tố cáo, báo cáo. Bạn bè đùa vui "ông còn thiếu đơn chửi cáo nữa." Việc khiếu, tố của tôi cụ thể rõ ràng, mắt thấy tai nghe. Tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc, chấp nhận lẽ phải, tôn trọng sự thật, những ngỨười có trách nhiệm không làm theo luật tự ý ra văn bản trả lời, yêu cầu sử lý UBND thị xã Ninh bình ra quyết định 331/QÐ-UB ngày 17/10/2001
xin trích dưới đây:
Ðiều I- Bác đơn tố cáo của ông Hoàng Trung Kiên và 1 số công dân Phố Phúc chỉnh, PhỨường Nam thành...
Ðiều II- Giao cho UBND PhỨường Nam Thành, phòng địa chính thị xã lập phỨương án xử lý diện tích đất chưỨa hợp pháp (lấn chiếm) của hộ ông Trần Văn Luỹ, Trần Văn Minh, Ðỗ Văn Khuyên (3 đảng viên ÐCSVN) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định của pháp luật hiện hành...
ÐưỨa quyết định của ngỨười đại diện cơ quan nhà nỨước ngỨười biết chữ xem, ngỨười không biết chữ nghe đọc mọi ngỨười thắc mắc, tại sao bác đơn ngỨười tố cáo, lại xử lý kẻ ăn cướp tài sản công? Chúng tôi tưỨởng ngỨười ra quyết định nhầm lẫn, nên đến UBND thị xã gặp ông Nguyễn Anh Tuấn - phó chủ tịch ngỨười ký công văn số 331 đề nghị xem xét lại ông ta trả lời: "thích quyết định thì ra quyết định, kiện đỨược lên trung Ứương mà kiện..."
Từ chỗ đỨược bao che các quan tham ở phỨường Nam Thành tiếp tục xâm phạm đất công dỨưới nhiều hình thức: Ðấu thầu, hợp pháp hóa, cho thuê, chia đất ở... Thực tế bọn chúng đã đầu cơ trục lợi, mua bán sang tay. Trần Văn Luỹ đấu thầu 3 xuất đất bán lại cho dân trong phỨường một nửa kết hợp bán đất lấn chiếm, Nguyễn Anh Tuấn đấu thầu 2 xuất đất 140 triệu bán lại 500 triệu. Chúng còn lợi dụng trụ sở UBND phỨường để tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân khi bị phát giác lại thông tin sai sự thật giả mạo giấy tờ trù dập người tố cáo.
Tôi là ngỨười tham gia chống tiêu cực, liên tục bị công an rình dập theo dõi, vào nhà khiêu
khích, đàn áp khủng bố tinh thần, tôi có đơn tố cáo đến cơ quan công an. Khi làm việc với thanh tra viên là ông Phong, ông LưỨợng. Với điều tra viên là ông Thanh, ông Lộc, tôi thấy có phần khách quan sẵn sàng hợp tác, nhưỨng một số lãnh đạo lại tỏ rõ thái độ quan liêu cửa quyền coi thỨường dân không giải quyết đơn theo luật?
TrỨường hợp ông Trịnh Xuân Vinh - Phó thủ trưỨởng công an thị xã Ninh bình 2 lần làm việc tự ý bỏ đi là chứng minh cho việc này. TrỨường hợp ông Bùi Minh Ðoàn - phó thủ trỨưởng cơ quan cảnh sát điều tra (CSÐT) công an thành phố Ninh Bình - tại trụ sở cơ quan CSÐT ông Thanh đang làm việc với tôi, có ngỨười to béo vào bảo ông Thanh ra, sau đó ông ta dọa nạt chụp mũ quy kết cho tôi gây rối, tôi hỏi ông là ai và mời ông ta ra ngoài, ông ta trợn Mắt méo Mồm vỗ ngực: "Tôi là lãnh đạo, ngỨười ký giấy triệu tập anh...". Tôi nói: "ông là lãnh đạo chắc có ăn học nhưỨng thái độ việc làm của ông lại thể hiện nhưỨ ngỨười vô học, chính ông là ngỨười gây rối buổi làm việc hôm nay, tôi không biết ông là ai, yêu cầu ông ra ngoài." Sau này
tôi mới biết là ông phó Ðoàn, tôi có đơn đến công an tỉnh Ninh Bình ông Chánh thanh tra tự ra công văn số 272/CV-TTr ngày 05/7/2006 táo
tợn cho rằng không có chuyện tham nhũng ở phỨường Nam Thành, và cho rằng tôi tố cáo không đúng. Vì thế tôi gửi đơn tiếp đến ban Giám đốc công an tỉnh, gửi đến Bộ công an ở Hà Nội. Ngày
17/10/2006 ông phó Ðoàn lại tự ra số 60/CQÐT, để bao biện cho số 272 của ông chánh thanh tra công an
tỉnh.
Khi đoàn công tác của Bộ Công an làm việc với tôi trên tinh thần dân chủ, khách quan cùng tranh luận tìm ra lẽ phải, sau khi tranh luận ông Hoàng Duy Hòa-TrưỨởng phòng thanh tra nói: "nếu anh có lòng vị tha bỏ qua thì tùy anh tôi không
khuyên anh.." Ðể giữ nghiêm kỷ cỨương phép nỨước và làm trong sạch đội ngũ công an tôi đề nghị xử lý theo pháp luật và yêu cầu hủy công văn số 272 ngày 05/7/2006 của chánh thanh tra công an tỉnh, ý kiến đỨược ghi trong biên bản, nhưỨng sau đó Bộ công an có công văn số 383B CA(V24) trả lời không đúng nội dung biên bản đã làm việc? Việc tôi bị hành hung gây thỨương tích, cơ quan CSÐT và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình lại bao che cho côn đồ xuyên tạc sự thật. Tôi yêu cầu giám định lại thỨương tật, cơ quan CSÐT thành phố có giấy mời số 135 ngày 24/4/2007 đến làm việc, hỨướng dẫn tôi làm đơn xin giám định bổ sung, tôi đã làm đơn gửi cơ quan CSÐT nhỨưng đến nay vẫn không tổ chức cho tôi đi giám định tại sao?
3- Việc các ông quan cách mạng CS chiếm dụng đất của dân không làm theo phép nước?
Năm 1998
UBND phỨường Nam Thành, thị xã-Ninh Bình thông báo làm đỨường Tây Thành phổ biến đất đổi đất, không thực hiện trình tự thu hồi đất, thực hiện đền bù theo phép nỨước, chúng tôi chỉ có một biên bản chính quyền xác nhận diện tích đất bị chiếm dụng làm đỨường. Chúng tôi đã thực hiện khiếu nại trình tự theo luật nhưỨng ông Nguyễn Văn Tỉnh - Chủ tịch UBND thị xã Ninh Bình, nay là thành phố Ninh Bình không tổ chức đối thoại làm rõ nội dung ngỨười khiếu nại yêu cầu "theo luật" mà lạm dụng chức vụ quyền hạn ra số 118/TB-UBND ngày 30/11/2007,
số 253/UBND-TTr ngày 27/4/2007 trả lời theo luật riêng của mình? Sau khi xem kỹ nội dung công văn số 253, tìm hiểu luật KNTC. Luật phòng chống tham nhũng, các văn bản hỨướng dẫn thi hành luật tôi có đơn đề ngày 20/5/2007 tố cáo.
- Nhóm bao che tham nhũng gồm các quan cách mạng đảng viên ÐCSVN quan liêu cửa quyền là. Nguyễn Văn Tỉnh-Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình, Bùi Minh Ðoàn-Phó thủ trỨưởng cơ quan CSÐT Công an thành phố Ninh Bình, Chu Thị Thanh -công an thành phố Ninh bình, DỨương Ðức Việt-trưỨởng Công an phỨường Nam Thành....về các tội cố ý không thực hiện pháp luật trong việc giải quyết đơn, không trả lời và trả lời sai sự thật bao che tham nhũng.
- Nhóm tham nhũng gồm các quan cách mạng đảng viên ÐCSVN thoái hóa biến chất ở phỨường Nam Thành là Trần Văn Lũy - Chủ tịch UBND PhỨường Nam Thành, Nguyễn Thanh Thế - cán bộ tài chính, Lê Văn Hiến, Phạm Ngọc Thành cán bộ địa chính phỨường, bà Lụa cán bộ địa chính tăng cỨường cho phỨường Nam thành....về tội lợi dụng chức, quyền biến đất công thành đất tưỨ để ở, để bán... ngang nhiên tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân trong việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, khi bị phát giác lại thông tin sai sự thật, giả mạo giấy tờ trù dập người tố cáo.
Tôi gửi đơn đến chủ tịch tỉnh Ninh Bình xem xét giải quyết theo luật và chịu trách nhiệm nội dung tố cáo, gửi đến cơ quan Báo chí - Ðài phát thanh
và báo cáo đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiêm trưỨởng ban chống tham nhũng trung Ứương qua web của chính phủ, UBND tỉnh không mời đến làm rõ nội dung đơn, ông Nguyễn Văn Tiến, phó văn phòng UBND tỉnh tự ra công văn số 61/UBND-VP10 ngày 01/6/2007 để ông chủ tịch UBND tỉnh ký giao cho chủ tịch thành phố Ninh Bình. Ngày 06/6/2007 tôi đến trụ sở tiếp dân tỉnh khiếu nại số 61 ông Tiến không nhận đơn còn cản trở cấm cô Tho đại diện tỉnh uỷ cùng tham gia tiếp dân, ông Tiến yêu cầu tôi phải chấp hành số 61, vậy là đơn của tôi nhưỨng phải làm theo ý các ông cán bộ của đảng CSVN?
Ngày 8-11/6/2007 chủ tịch thành phố Ninh bình tổ chức hội nghị tại hội trỨường đảng uỷ phỨường Nam Thành có các ban nghành
của tỉnh, của thành phố, của phỨường Nam thành và đại diện các cơ quan Báo - Ðài truyền hình quay phim chụp ảnh, sau khi giới thiệu thành phần, tuyên bố lý do, ông yêu cầu tôi có ý kiến, tôi đề nghị đọc nội dung đơn để đối thoại, ông Chủ tịch ú ớ không đọc đơn sau đó nói để các ban nghành giải trình số 253 mà ông không đồng ý. NhưỨ vậy hội nghị để ông chủ tịch thành phố biện minh cho việc làm sai trái của mình thể hiện tại số 253 tôi đã phân tích cụ thể trong đơn tố cáo ngày 20/5/2007. Tôn trọng các đại biểu về dự hội nghị, tôi chấp nhận đối thoại với ngỨười bị tố cáo để mọi ngỨười cùng nhận diện xem ai cố tình không chấp hành pháp luật, ai cố tình gây rối trật tự địa phỨương. Tại hội nghị ông Tỉnh lại lợi dụng ghế chủ toạ nhiều lần cản trở một cách trơ tráo trỨước hội nghị khi tôi chứng minh những sai phạm của ông và thuộc hạ. Sau hội nghị tôi có bản tỨường trình bảo lưỨu đơn ngày 20/5/2007, nhưỨng UBND tỉnh lại yêu cầu thành phố giải quyết lại, sau đó thanh tra thành phố có giấy mời, tôi đến lập biên bản; ngày 20/7/2007 chủ tịch thành phố tự ra quyết định 1055/QÐ-UBND trả lời khiếu nại và mời tôi đến phỨường Nam thành để nghe kết luận 02/KN-UBND nội dung ông chủ tịch thành phố trả lời khiếu nại và kết luận trả lời tố cáo một cách vô bổ. Ngày 23/7/2007 qua Việt Nam Nét tôi đỨược biết và tỏ ra tinỨ tưỨởng ông TrỨương Vĩnh Trọng, phó Thủ tỨướng chính phủ chỉ đạo công tác giải quyết KNTC với "phỨương châm hàng đầu là làm đúng luật, đồng thời tôn trọng dân, lắng nghe dân và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân". Tôi có đơn đề ngày 05/8/2007 tôi đã trích dẫn tưỨ tỨưởng chỉ đạo của ông phó thủ tỨướng gửi đến UBND tỉnh Ninh Bình, 15/8/2007 UBND tỉnh lại ra số 104/UBND-VP10 chuyển cho chủ tịch thành phố, ngày 30/8/2007 ông chủ tịch thành phố Ninh Bình tự ra số 1141/QÐ-UBND trả lời một cách bừa bãi là tôi không có quyền lợi liên quan???
Thực tế việc tiếp dân và giải quyết KNTC ở Ninh Bình nhiều năm nay cán bộ tiếp dân cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu dân tôi đã phản ảnh đến các cơ quan, ông Trần Ðình Hoan - ủy viên bộ chính trị TW ÐCSVN, kiêm trưỨởng ban tổ chức trung Ứương có số 198 ngày 23/2/2004 báo tin
chuyển đến UBND tỉnh Ninh bình xem xét giải quyết, thay cho việc giải quyết ông Nguyễn Văn Tiến - TrưỨởng phòng tiếp dân tỉnh lại đe doạ cấm tôi không đỨược đến trụ sở tiếp dân (vì dám nói lên sự thật) hiện nay ông Tiến là phó văn phòng UBND tỉnh phụ trách tiếp dân, trụ sở tiếp dân nhỨưng dân đưỨa đơn không nhận yêu cầu ra bỨưu điện bỏ vào thùng thư, gây phiền hà cho dân. Lãnh đạo tỉnh nhiều năm không ra tiếp dân, chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XII bỗng ông Tô Văn Hoạt - phó chủ tịch HÐND tỉnh ra tiếp dân, khoảng 10 giờ lại thấy xe mang biển số 80 B - 2505 có anh Nam Tiến chúng tôi đoán là xe của Ðài truyền hình Việt Nam, chúng tôi đề nghị đỨược phỏng vấn để nói lên sự thật nhưỨng không đưỨợc, ngày 31/3/2007 Ðài truyền hình Việt Nam đưỨa tin công tác giải quyết KNTC ở Ninh Bình làm tốt nên không còn đơn thưỨ tồn đọng, vưỨợt cấp.... Ngày 11/4/2007 những ngỨười KNTC nhiều năm bị đùn đẩy có đơn gửi ban Giám đốc Ðài truyền hình Việt Nam trực tiếp đến số 43 Nguyễn Chí Thanh nộp đơn và còn gửi qua đỨường bỨưu điện đến nay vẫn không đỨược hồi âm, tại sao? Tại sao đài truyền hình nhà nước ở trung ương lại phát đi bài phóng sự có nội dung hồ đồ, thiếu trung thực và không đúng với tình hình thực tế ở tỉnh tôi như vậy?
Hội nghị ngày 8-11/6/2007 tôi đã chứng minh việc lạm dụng chức, quyền làm trái pháp luật, bao che tham nhũng của ông Nguyễn Văn Tỉnh - Chủ tịch thành phố Ninh bình, bảo lỨưu đơn tố cáo ngày 20/5/2007 nhỨưng vẫn bị UBND tỉnh đùn đẩy đại diện Báo - Ðài quay phim chụp ảnh đến nay không thấy đưỨa tin là tại sao? Từ việc việc giải quyết KNTC của tôi cũng thấy rõ việc làm của các ông quan cách mạng thoái hoá, trên quan liêu dỨưới cửa quyền, họ ngồi xổm trên pháp luật nhưỨng lại trà đạp lên pháp luật, đúng như lời bà Nguyễn Thị Hồng Sinh phát biểu tại diễn đàn Quốc hội vừa qua.
ThưỨa các quí vị!
Khi nghe tin các cơ quan cho rằng tình trạng khiếu kiện đông ngỨười vưỨợt cấp, đa số bà con thiếu hiểu biết pháp luật nên bị kẻ xấu xúi dục, ngỨười dân đặt ra nhiều câu hỏi. NgỨười đưỨa tin coi thỨường dân hay muốn đổ mọi tội lỗi lên đầu ngỨười khác? Tại sao dân kéo lên thành phố Sài Gòn cả tháng không thấy Báo-Ðài đưỨa tin, các nhà chức trách cũng không biết? Ngày 17/7/2007 mấy ông sưỨ đi làm việc thiện giữa thanh thiên bạch nhật, dân cho rằng chẳng qua mấy ông sưỨ đó nhưỨ ngỨười qua đỨường thấy sự bất bình không thể làm ngơ và đã ra tay làm phúc cho dân oan
có thế thôi. Vì
thế các nhà
chức trách
những ngỨười "đại diện cho dân" mới biết nên đêm 18/7/2007, họ cùng hơn 1000 cảnh sát và công an cùng hàng chục, trăm xe tải các loại mới đi tìm hiểu nắm bắt tâm tưỨ nguyện vọng của dân "vận động bà con trở về địa phỨương giải quyết" sau đó Báo-Ðài mới biết đỨưa tin?
Bản thân
tôi và những ngỨười có quyền lợi chính đáng bị xâm phạm và những người tham gia đấu tranh chống tiêu cực thấy bị xúc phạm, bị coi thỨường, chẳng lẽ chỉ vì mấy trăm bạc mà dân oan chúng tôi bán rẻ danh dự nhưỨ thế sao? Tôi xin khẳng định rằng nhà sư Thích Quảng Ðộ, Thích Không Tánh... kia cho mỗi ngỨười 500 nghìn hay 50 triệu mà yêu cầu làm những điều không đúng thì may ra trong số dân oan chỉ một vài người vì tiền mờ mắt bán rẻ danh dự nhưỨ bọn quan tham mà thôi? Chứ chẳng có dân oan nào dù có nghèo
khổ đói khát đến đâu họ cũng có nhân cách đạo đức hơn lũ quan tham vô lại, thối tha rất nhiều...
Xem lại bài trả lời phỏng vấn của ông TrỨương Vĩnh Trọng, phó Thủ tỨướng phụ trách công tác giải quyết KNTC với TTXVN đăng tải trên Việt Nam Nét, mọi ngỨười cho rằng phó Thủ tỨướng chỨưa can đảm nhìn thẳng sự thật nhưỨ ông Ðỗ Tấn Minh, phó bí thưỨ tỉnh Tiền Giang, nhỨư ông Phạm Quang Nghị, bí thưỨ thành uỷ Hà Nội phát biểu vừa rồi làm nhân dân rất tâm đắc.
Dân gian có câu: Bịt đỨược miệng vại, miệng chum, nhỨưng không thể bịt đỨược sự thật. TrỨước khi trách ngỨười hãy nhìn lại xem mình tốt chỨưa đã?
Ninh Bình ngày 12 tháng 9 năm 2007
Công dân Hoàng Trung Kiên
Tạm trú số nhà 66 đỨường Tây Thành
Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ðiện thoại: 0989. 203. 278
=END=
5- Thời Sự Nước Úc
- Những nạn nhân của nạn cúm ngựa tại Úc
Hoàng Ð.Thư
(SGT)
Chủ Nhật 09/09/07 vừa qua tổng trưởng Nông Nghiệp Peter McGauran ra thông cáo
rằng chính
phủ liên
bang sẽ đưa ra một chương trình trị giá $110 triệu Úc Kim nhằm trợ giúp cho những người gặp khó khăn tài chính vì vụ cúm ngựa gần đây tại NSW, ACT và Tây Nam
Queensland. Chương trình này bao gồm $20 triệu trợ cấp cho những người đã mất việc hoặc lợi tức bị sụt giảm quá nhiều vì cúm ngựa, chẳng hạn như thợ đóng móng ngựa hoặc những người chuyên chở ngựa. $45 triệu sẽ được sử dụng để trợ cấp cho những thương nghiệp mà thương vụ phần lớn dựa vào kỹ nghệ đua ngựa. Một số tiền là $44 triệu sẽ được dùng để giúp cho các chủ ngựa vốn thường có ngựa tham dự vào các cuộc đua và qua đó thâu được lợi nhuận nhưng vì cúm ngựa và lệnh cấm di chuyển ngựa đã không thâu được những lợi nhuận này. $2 triệu cuối cùng được sử dụng để trợ cấp cho các tổ chức biểu diễn thi cỡi ngựa (equestrian organisations) bất vụ lợi, phi chính phủ. Một tay huấn luyện ngựa giầu có và nổi tiếng Anthony Cummings, vốn sẽ được lợi qua quyết định này vì dàn ngựa của ông tại Randwick bị nhiễm vi khuẩn cúm, đã hết mực ngợi khen quyết định của chính phủ liên bang, ông nói: "Ðây
là một giải pháp thật quan trọng cho một vấn nạn thật quan trọng và chính phủ Liên Bang quả thật đã bày tỏ thái độ đầy trách nhiệm cũng như sự chú tâm của họ vào kỹ nghệ nuôi ngựa". Thế nhưng, vụ cúm ngựa này còn ảnh hưởng đến bao nhiêu người khác nữa mà họ hầu như bị rơi vào quên lãng qua thông báo
trên. Tầm vóc của vụ cúm ngựa này nghiêm trọng như thế nào cho những người mà sinh kế lệ thuộc vào kỹ nghệ đua ngựa? Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây của nữ ký giả Elizabeth Wynhausen tựa đề "Lives In Free
Fall" được đăng tải trên nhật báo The Australian tuần qua.
***
Thông thường thì ông John Holgate thức dậy từ 4g00 sáng và bắt đầu làm việc lúc 4g30. Thế nhưng, trong vài tuần qua, kể từ khi dịch cúm ngựa làm tê liệt kỹ nghệ đua ngựa giống (thoroughbred racing) tại NSW cùng Queensland và đồng thời gây kinh hoàng cho cả nước Úc thì ông Holgate, 58 tuổi, cư dân của Richmond NSW, thường xuyên thức dậy từ 2g30 sáng để rồi nằm đó trằn trọc, lo lắng về tương lai của ông.
Ông Holgate là một người chuyên huấn luyện cho ngựa trong suốt 30 năm trời cho đến khi ông và vợ là Linda quyết định thành lập thương nghiệp chuyên chở ngựa đua Prestige Race Horse
Transport cách đây 18 tháng. Hai vợ chồng ông mượn nợ để mua bốn chiếc xe kéo chở ngựa, trị giá $150,000 mỗi cái.
Dạo ấy, quyết định mở thương nghiệp có vẻ là một quyết định sáng suốt, thực tiễn, cho ông bà có cơ hội tự làm chủ. Hai vợ chồng ông Holgate không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng kỹ nghệ mà họ dùng làm căn bản cho kế hoạch của mình lại có thể bị đình trệ thảm hại như bây giờ khiến cho hàng chục ngàn người ở NSW và Queensland phải lo lắng không biết được khi nào thì họ mới có thể được trả lương hay có lợi tức trở lại.
Bệnh dịch lan tràn đã khiến cho toàn bộ chương trình đua ngựa thường niên dài 7 tuần là Spring Carnival tại NSW bị hủy bỏ. Theo ông Peter V'Landys, tổng giám đốc cơ quan Racing NSW thì cơ quan này bị thất thu hơn 9 triệu Úc Kim từ việc hủy bỏ chương trình đua ngựa vì Racing NSW thường xuyên thu nhận 4,5% tổng số tiền thu được từ Spring Carnival.
Nhiều bản báo cáo cho thấy dịch cúm ngựa sẽ khiến cho kỹ nghệ đua ngựa bị thất thu hơn $100 triệu Úc Kim. TAB, công ty nhận đánh cá ngựa, cho biết họ sẽ bị thất thu hơn $100 triệu và hơn $10 triệu tiền giải trong thời gian này.
Ông Bill Shorten, tổng thư ký quốc gia của công đoàn Australian Workers Union
nói: "Tôi không nghĩ rằng số thất thu sẽ ngừng lại ở mức này. Báo chí ở Nhật cho biết khi kỹ nghệ đua ngựa ở Nhật bị đình chỉ trong một tháng thì số thất thu của họ lên đến 1 tỷ Úc Kim".
Cho đến bây giờ thì có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch cúm khởi nguồn từ trại tạm giữ thú vừa nhập cảnh (quarantine station) ở Eastern Creek, nơi mà ngựa đua từ Nhật Bản được tạm giữ hơn một tháng trước đó. Vụ việc này sẽ được điều tra kỹ càng qua một cuộc điều tra đặc biệt do cựu chánh
án Tối Cao
Pháp Viện, ông
Ian Callinan, chủ tọa.
Theo ông V'Landys thì cái tốt nhất mà người ta có thể thu thập được từ vấn nạn cúm ngựa này là việc "chính phủ các cấp đã nhận thức được tầm vóc to lớn của kỹ nghệ đua ngựa đối với kinh tế Úc".
Một cuộc nghiên cứu do Racing NSW thực hiện nhiều năm trước cho thấy kỹ nghệ đua ngựa giống mang đến cho kinh tế tiểu bang NSW một lợi tức khổng lồ là $2,4 tỷ Úc Kim, với số lượng việc làm tương đương với 40,000 công việc toàn thời, 18,000 trong số này ở những nơi khác hơn là vùng đô thị. Người ta ước lượng có khoảng chừng 60,000 người làm công sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ vụ cúm ngựa này. Thế nhưng, các con số như thế dễ dàng khiến người ta quên đi những nỗi khốn khó của từng cá nhân bị ảnh hưởng.
Cô Kylie Briggs, một người mẹ đơn chiếc trong lứa tuổi 30, cực nhọc làm lụng tại ba nơi khác nhau với tư cách tạm thời (casual jobs) để có tiền nuôi dưỡng đứa con gái 9 tuổi và chăm sóc những con ngựa lùn (ponies) của họ cho biết rằng không ai ngờ nổi sẽ có vấn nạn như thế này. Cô làm thư ký tại trường đua (clerk of the course) trong
những ngày
có đua ngựa tại ba sân đua Harold Park, Rose Hill và
Canterbury. Thêm vào đó, cô tập ngựa (rides track works) 3 buổi sáng mỗi tuần và còn dạy môn học liên quan đến kỹ nghệ đua ngựa (horse industry studies) tại trường cao đẳng kỹ thuật Richmond TAFE. Thế nhưng cô vẫn phải sống rất chật vật. Cô nói: "Nếu đau ốm thì người ta sẽ nghỉ một vài ngày dưỡng bệnh thôi. Nếu bị thương tại nơi làm việc thì sẽ có bảo hiểm bồi thường công nhân (workers
compensation) bồi thường trong thời gian phải nghỉ việc. Thế nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng sẽ có một chứng bệnh hiếm thấy lan tràn rộng rãi ngoài tầm kiểm soát khắp nơi trên nước Úc khả dĩ đình chỉ tất cả các cuộc đua ngựa cũng như làm trì trệ hết tất cả mọi kỹ nghệ khác có liên hệ tới đua ngựa và cướp đi lợi tức của tất cả mọi người dự phần vào kỹ nghệ ấy".
Cô Briggs, một người chưa hề dám lấy ngày nghỉ bệnh vì sợ thiếu hụt tiền bạc, nói tiếp: "Tôi là một trong số ít ỏi những người khá may mắn bởi vì trường TAFE vừa mở cửa lại và tôi cũng vừa bắt đầu được mướn tập ngựa lại". Với lệnh cấm di chuyển ngựa (quarantine restrictions)
khe khắt vẫn còn được áp dụng tại NSW và Queensland, các cuộc đua vừa được cho phép tổ chức với nhiều giới hạn: chỉ có những con ngựa nào đang được nuôi gần trường đua và có thể đi bộ đến trường đua ấy mới được phép dự thi. Cuối tuần qua, tại trường đua Warwick Farm gần Liverpool, các cuộc đua được tổ chức với ngựa ở những tàu ngựa lân cận và người dân bình thường không được phép vào dự khán các cuộc đua này.
Cả hai tiểu bang vẫn còn nghiêm cấm không cho ngựa được chở từ nơi này sang nơi khác. Theo ông Peter Nolans,
giám đốc công ty vận tải ngựa Livestock Transport, thì tại NSW, lệnh cấm này có hiệu lực tối thiểu 50 ngày. Công ty Livestock
Transport vì thế phải sa thải gần hết tài xế. Chỉ trong tuần qua ông Nolan đã phải cho 40 nhân viên nghỉ việc. Hơn phân nửa số người bị nghỉ việc là những người làm việc tạm thời (casual). Ông cho biết: Ðấy là việc thật bất nhẫn kinh khủng mà tôi phải làm. Họ không được lãnh tiền nghỉ phép thường niên hay bất kỳ thứ phụ cấp nào khác cả.
Ông V'Landys nhận xét thêm: "Người ta cứ cho rằng đây là một thứ trò chơi vương giả (sports of king). Thế nhưng, điều mà không ai nhận thức được là trong kỹ nghệ này có hằng hà sa số những người làm việc với đồng lương thật thấp kém (low-paid workers)".
Ông Bill Shorten cho biết, trong lúc 27% người lao động Úc được thuê mướn làm việc tạm thời - vốn dĩ là một tỷ lệ kỷ lục quốc tế - thì tỷ lệ người làm việc tạm thời trong kỹ nghệ đua ngựa có lể lên đến gấp đôi con số này. Ông Shorten nhấn mạnh thêm rằng những người có nhiều nguy cơ thiệt thòi nhất (most vulnerables) là những người được thuê mướn để chỉ làm việc tại trường đua trong những ngày có cuộc đua mà thôi, chẳng hạn như người bán vé, gác cổng soát vé, thư ký, chuyên viên kỹ thuật, nhân viên của các tay đầu nậu cá ngựa tại trường đua (on course betting
agencies), lao công chùi rửa và người giữ xe cũng như những người bán thức ăn thức uống. Ông nói: "Có cả nhiều ngàn người như thế. Những người làm việc tạm thời bị cho thôi việc sẽ không được hưởng bất kỳ một thứ phụ cấp bồi thường nào cả. Họ là người làm việc casual và họ chỉ bị hất bỏ. Có thể người ta làm việc liên tục suốt 10 năm, mỗi thứ Bẩy dẫn cả tấn ngựa đến rào cản chuẩn bị đua, thế nhưng, bây giờ người ta mới thấy mình không được bất kỳ một quyền lợi (entilements) gì cả chỉ vì một thứ luật lệ kỳ quặc như trò đùa vô duyên, về cách thuê mướn nhân viên vĩnh viễn (permanent) hay tạm thời (casual).
Cô Brigss cho biết: "Tất cả mọi người trong kỹ nghệ này đều bị ảnh hưởng cách này hay cách khác, và
tất cả đều phải cố đối phó với sự bất định mà dịch cúm ngựa mang đến. Nếu những con ngựa hiện nay không vướng bệnh thì liệu sau 50 ngày nghiêm cấm ấy chúng có nguy cơ bị bệnh hay không?. Chúng ta hoàn
toàn không biết được. Và chúng ta cũng không biết được chuyện này sẽ tạo ảnh hưởng như thế nào đến kỹ nghệ này trong tương lai".
Ảnh hưởng sâu rộng hơn có thể sẽ được cảm nhận trước ở các tỉnh lẻ, đặc biệt là những thất thu của các quán nhậu khi họ mất phần huê hồng trong các cuộc đánh cá ngựa ngang qua TAB. Một phát ngôn nhân của Australian Hotel Association
cho biết:
"Một số quán nhậu miền quê cho biết họ đã phải sa thải nhân viên làm việc tạm thời. Tuy nhiên vẫn còn những cuộc đua chó, cũng như các cuộc đua ở Victoria và ở ngoại quốc để người ta có thể đánh cá qua TAB".
Trong khi đó thì ông Sean Kelk, tổng giám đốc Brisbane Turf Club, công ty điều hành trường đua Doomben cho biết rằng dịch cúm ngựa "đã tàn phá kỹ nghệ ở Queensland. Chúng tôi cảm thấy thật tội nghiệp cho những người không thể tìm được việc làm, như những người lồng đai ngựa (strappers) vậy".
Bà Wilson, tuổi ngoài bốn mươi, làm nghề tròng đai vào cổ ngựa, đã không có lợi tức hơn một tuần qua vì chỉ là người làm việc tạm thời. Bà bị cho nghỉ việc không bao lâu sau ngày 28/8
vừa qua,
khi có lệnh đình chỉ các cuộc đua ở các cuộc đua ở NSW. Con trai bà, một thanh niên 20 tuổi, cũng chịu chung số phận. Tiền bạc dành dụm của hai mẹ con đang cạn dần khiến bà Wilson không khỏi lo âu suy nghĩ nếu sau vài tuần nữa mà họ vẫn không có được công việc để làm. Bà nói: "Làm sao mà
người ta có thể trả nợ nhà được? Còn tiền xe, tiền mua thực phẩm nữa. Người ta vẫn phải ăn chứ!" Như tất cả mọi người nhân viên khác thuộc kỹ nghệ đua ngựa gần trường đua Hawkesbury, vốn sẽ đóng cửa trong suốt tháng 9 và tháng 10, bà
Wilson đang trông
chờ sự giúp đỡ của chính phủ. Tuần qua, 35 người cựu nhân viên của kỹ nghệ đua ngựa tụ tập để dự phần vào một buổi họp đặc biệt. Nhiều viên chức của nhóm đặc nhiệm Crisis Group thuộc cơ quan an sinh xã hội Centrelink đã hứa hẹn sẽ hiện diện để phỏng vấn những người bị sa thải. Tất cả 35 người đều thất vọng khôn cùng sau buổi họp. Ông Brian Fletcher, tổng giám đốc Hawkesbury Race club cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ có được tin vui. Thế nhưng, chúng tôi chỉ nhận được toàn tin xấu không thôi. Những người này đã không có lợi tức trong suốt hai tuần qua. Họ được bảo rằng họ chỉ được trợ cấp kể từ ngày họ nộp đơn, và không được một đồng xu nào cho hai tuần trước đó cả". Có đến 10 viên chức Centrelink tham dự buổi họp, thế nhưng, "họ chỉ bảo mấy người này nên về nhà lo nộp đơn xin thất nghiệp đi. Thế thôi".
Riêng NSW, kỹ nghệ đua ngựa mang đến hơn $720 triệu lợi nhuận hàng năm qua tiền thuế thâu được, trong đó $327 triệu vào ngân quỹ quốc gia, và $393 triệu vào ngân quỹ tiểu bang NSW. Thế nhưng đến giờ, chính phủ NSW vẫn chưa có chương trình nào giúp đỡ những người bị ảnh hưởng từ dịch cúm ngựa.
=END=
6- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước Úc
(SGT)
Phản kháng ôn hòa dù bị bắt bớ
Sydney: Trong hội nghị APEC vừa qua, đã có hai nhân viên cảnh sát bị thương và 3 người phản kháng bị bắt nhưng những người tổ chức cuộc tập hợp cùng ngày với cuộc họp hôm Thứ Bảy cuối tuần vừa qua của các nhà lãnh đạo APEC đã phần lớn giữ được lời hứa của họ về một cuộc phản kháng ôn hòa. Những cuộc xô xát xảy ra đã làm cho hai cảnh sát viên bị thương, một người được điều trị tại bệnh viện vì vết thương ở đầu. Cho đến hôm Chủ Nhật, tối thiểu có 3 người đã bị bắt nhưng chưa có ai bị truy tố và cảnh sát cũng chưa thể cung cấp chi tiết về các sự việc đưa tới các vụ bắt bớ. Tuy nhiên phần lớn con số khoảng 5000 người tham dự đã tránh được bạo lực và cuộc tập họp thậm chí còn có không khí của ngày lễ hội khi đám đông đến gần phần phía bắc của công viên Hyde Park. Sự lo ngại của cảnh sát về một cuộc nổi loạn và bạo lực dữ dội trong thời gian APEC đã không xảy ra.
Những người phản kháng bắt đầu tập hợp ở Sydney Town Hall khoảng 9.30 giờ sáng Thứ Bảy trước khi đi dọc theo con đường Park Street trên lộ trình được cảnh sát cho phép, tiếp theo một đơn xin tòa án cấm công chúng ra vào con đường Martin Place. Một dây chuyền người của cảnh sát đã hướng dòng người về phía công viên trong khi các
chiếc xe buýt
cảnh sát đã đậu chắn phần phía bắc của giao lộ để ngăn chặn những người phản kháng tản mác vào những khu vực an ninh của APEC mà ranh giới là con đường King Street. Trực thăng của cảnh sát bay quần trên bầu trời trong khi các nhân viên đứng gác trên các mái nhà. Chiếc xe chở cỗ súng đại bác bắn nước mới mua di chuyển tới lui ở một số địa điểm trong khi cuộc phản kháng diễn ra nhưng đã không được xử dụng.
Cuộc tập hợp đã nêu lên nhiều vấn nạn khác nhau, với những người phản kháng cầm biểu ngữ chứa đựng các thông điệp chỉ trích sự viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ George Bush, cuộc chiến tại Iraq và việc không có hành động gì về sự thay đổi khí hậu. Một số các lời hô khẩu hiệu khác cổ võ cho dân chủ và đề cập tới một "quốc gia cảnh sát". Những người phản kháng chỉ trích cách hành xử của cảnh sát về các biện pháp an ninh APEC, kể cả việc nới rộng tạm thời về quyền hạn của cảnh sát.
Bộ trưởng Cảnh sát NSW, ông David Campbell
nói rằng đã có sự lo ngại về các tổ chức như Mutiny, AC/DC và Resistance định gây bạo lực. Trước khi cuộc diễn hành diễn ra ông nói với đài phát thanh rằng, các nhà tổ chức đã nói rõ là họ muốn có một cuộc biểu tình ôn hòa. Một nhóm khoảng 20 người đàn ông mặc quần áo mầu đen đã bị cảnh sát tách rời khỏi đám đông diễn hành sau khi những người phản kháng tố cáo họ là nhóm Phát-xít neo-Nazis, định có hành động khiêu khích. Nhà tổ chức Alex Bainbridge thuộc nhóm Stop Bush Coalition nói rằng hành vi vừa qua của những người phản kháng là một ngoại lệ, đặc biệt hiếm có. Ông nói, kết quả của cuộc tập hợp mà chúng tôi đã nói trước là một cuộc tập hợp ôn hòa đã chứng tỏ là các hoạt động an ninh, luôn luôn rêu rao
cho mối lo ngại về bạo lực đã bị lộ rõ là láo khoét. Ðó là một bức màn khói để lái sự chú ý ra khỏi các vấn nạn thực tế. Ông nói, các nhà tổ chức phản kháng không đặt thành vấn đề với cách thức cảnh sát tự tiến hành công tác. Nói chung thì
chúng tôi không gặp các khó khăn lớn nhưng chúng tôi nghĩ rằng hoạt động an ninh mà họ (cảnh sát) là một phần trong đó đã bị thổi phồng và phóng đại quá mức.
Các nhà lãnh đạo APEC đồng ý ký kết thỏa thuận về khí hậu
Sydney: Các nhà lãnh đạo APEC đã gây trở ngại cho hy vọng của Thủ tướng Howard về việc đặt ra một chỉ tiêu "mong muốn" (aspirational target)
cho việc giảm thiểu sự thải khí nhà kính trong bản tuyên bố ồn ào nhất của ông tại Sydney về việc thay đổi khí hậu. Nhằm xoa dịu, 21 nhà lãnh đạo APEC đã đồng ý về một lời hứa để cùng làm việc cho một mục tiêu mong ước. Nhưng họ đã tránh đặt ra một con số để cưỡng bách các nước có nền kinh tế mới phát triển phải đạt được cùng chỉ tiêu như các nước giàu có hơn. Họ cũng tán thành tiến trình của LHQ như là phương cách tốt nhất để phát triển các sự xếp đặt về thay đổi khí hậu sau khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Ông Howard cùng với Tổng thống Mỹ George Bush là hai nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới không chịu phê chuẩn Kyoto. Do đó, cả Úc lẫn Mỹ đã nỗ lực làm cho vấn đề "một chỉ tiêu mong muốn" là trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh khối APEC cuối tuần rồi.
Sau cuộc họp kéo dài 2 giờ đồng hồ tại nhà hát Sydney Opera House hồi chiều Thứ Bảy vừa qua, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn Bản tuyên ngôn Sydney mà lời lẽ vốn đã được bàn cãi dữ dội và đẽo gọt kỹ lưỡng bởi các thành viên chính thức trong nhiều tháng thương lượng. Không muốn bị chất vấn về vấn đề lãnh đạo cũng như việc không đạt được thỏa thuận về một con số chỉ tiêu, ông Howard đã chỉ mời các nhà nhiếp ảnh và nhân viên quay phim đến tiền sảnh được canh gác cẩn mật của nhà hát Opera House khi ông đọc bản tuyên bố đã được soạn sẵn. Ông nói: "Bản tuyên ngôn Sydney đã được chấp nhận. Tôi xin cám ơn các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Ðây là một cột mốc quan trọng trong cuộc trường chinh để đi đến một thỏa ước quốc tế nhạy cảm về sự thay đổi khí hậu vốn nhìn nhận sự cần thiết phải đạt được tiến bộ nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng các nền kinh tế khác nhau đã đem lại các viễn tượng khác nhau để giải quyết sự thách đố của việc thay đổi khí hậu".
John Connor, Giám đốc điều hành Viện Khí hậu (The Climate Institute) nói
rằng ngôn
ngữ yếu kém trong Tuyên ngôn Sydney
cho thấy rằng Nghị định thư Kyoto với các mục tiêu bắt buộc vẫn là phương cách tốt nhất để đối phó với sự nóng lên của quả đất. Ông nói, điều mà Úc và Mỹ cố gắng thực hiện là thay thế Nghị định thư Kyoto... họ là các quốc gia phát triển duy nhất đứng ngoài lề. Ông nói, bản tuyên ngôn cho thấy rõ là các nước đang phát triển trên thế giới sẽ chỉ đồng ý cùng cắt giảm sự phóng thích khí thải nhà kính của họ khi Mỹ và Úc chứng tỏ sự lãnh đạo bằng cách phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Ông Connor nói rằng đó là cách duy nhất để chúng ta có thể mời gọi các nước đang phát triển đồng thuận.
Trong khi các nhà lãnh đạo APEC đồng ý về các mục tiêu lâu dài, không cưỡng bách, họ đã không đưa ra thí dụ cho biết về các sự giảm thiểu gì là cần thiết. Họ cũng cam kết các chỉ tiêu khu vực, không cưỡng bách về việc giảm thiểu năng lượng gắt gao, năng lượng xử dụng tỉ lệ với nền kinh tế của quốc gia, tối thiểu là 25 phần trăm cho tới năm 2030 và gia tăng sự phủ rừng tối thiểu là 20 triệu hecta cho tới năm 2020.
Phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Nhật, Mitsuo Sakaba nói rằng Nhật đã "đặc biệt hài lòng" với bản tuyên ngôn Sydney. Ông nói với các phóng viên rằng nó đã làm sáng tỏ các thông điệp mà chúng tôi muốn phát động từ Sydney. Và nó sẽ là một bộ máy vĩ đại để cổ võ cho tiến trình thương thảo trong LHQ. Tuy nhiên các
nhóm bảo vệ môi sinh Green đã chỉ trích gay gắt bản tuyên ngôn như là một xảo thuật chính trị và một sự bỏ lỡ cơ hội rất bi thảm. Nữ phát ngôn nhân của Greenpeace Catherine
Fitzpatrick đã gọi nó là "Sydney distraction"
(thay vì Sydney declaration)về sự thay đổi khí hậu. Bà nói, nếu bản tuyên ngôn này là nền tảng để chúng ta xây dựng cho hành động tương lai về thay đổi khí hậu thì thế giới sẽ lâm vào tình trạng rối loạn. Giám đốc điều hành của tổ chức phản kháng trên mạng internet "GetUp",
Brett Solomon nói rằng bản tuyên ngôn này yếu kém hơn nhiều so với sự mong đơi. Ngay cả việc có thể coi đây là trường hợp tệ hại nhất. Ông nói, thỏa ước này đã thiếu sót quá nhiều so với những gì đòi hỏi về phương diện hành động cho sự thay đổi khí hậu và rằng các nhà lãnh đạo nên cúi đầu xấu hổ. Tổ chức The Australian Conservation
Foundation (ACF) thì cho rằng, bản tuyên ngôn quá yếu kém.
Ðối lập Liên bang nói rằng Chính phủ Howard phải vượt lên trên mức độ của bản tuyên ngôn hoặc các chỉ tiêu mong muốn để có thể giải quyết được sự thay đổi khí hậu. Phát ngôn nhân Ðối lập về môi sinh Peter Garett nói rằng nếu ông Howard ký kết về một chỉ tiêu khí nhà kính xử dụng trong nước, phê chuẩn Kyoto, và làm việc thông qua LHQ thì Úc đã có thể tạo được một cuộc đột nhập lớn trong việc xây dựng trên thiện chí của APEC và hình thành một cơ cấu "hậu-2012". Ðiều này cho thấy tại sao chúng ta cần phải đi xa hơn các chỉ tiêu mong muốn trong Bản tuyên ngôn Sydney để thực hiện những chỉ tiêu của quốc gia và toàn cầu nhằm giảm thiểu sự thải khí nhà kính.
Kevin Rudd: Quan hệ ngoại giao với Mỹ vẫn là cốt lõi đối với Úc
Canberra: Hôm Thứ Sáu, Lãnh tụ Ðối lập Kevin Rudd nói rằng quan hệ chiến lược của Úc với Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí nòng cốt dù có sự gia tăng mối quan hệ với Trung Quốc. Ông Rudd, người đã gặp thổng thống Mỹ George Bush vào hôm Thứ Năm và Tổng thống Trung Quốc Hu Jintao hôm Thứ Sáu vừa qua đã nói rằng các mối quan hệ ngày nay rất quan trọng về nhiều phương diện. Ông nói, Trung quốc đang nổi lên như là một thành viên then chốt về kinh tế. Với đài phát thanh Southern Cross,
ông Rudd nói rằng, dĩ nhiên chúng ta vẫn giữ quan hệ chiến lược chủ yếu với Hoa Kỳ. Tôi là một người ủng hộ lâu đời về mối quan hệ đồng minh của chúng ta với Mỹ và sẽ tiếp tục nó trong tương lai. Việc hợp tác quốc phòng của chúng ta với Mỹ tuyệt đối là vấn đề trung tâm của an ninh quốc gia Úc về lâu về dài. Các
sự sắp xếp để chia xẻ tin tức tình báo, sở hữu về quốc phòng, tập trận chung, cùng với thực tế là lực lượng quốc phòng của cả 2 nước đã phối hợp hoạt động nhiều lần trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nói về khía cạnh kinh tế, trong vòng một thập niên vừa qua, Trung Quốc đã và đang nổi lên như là một đồng minh lớn đối với sự phát triển trong tương lai của Úc. Cả hai mối quan hệ này có thể được quản lý tốt. Ông nói, nếu chúng tôi được bầu để thành lập chính phủ lần tới của Úc, tôi rất mong được phát triển thêm, không phải chỉ có mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Thịnh Ðốn mà cả việc tiếp tục nới rộng sự giao dịch với Bắc Kinh nữa.
Ông Rudd tiếp tục từ chối tiết lộ nội dung cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ nhưng ông nói rõ rằng chính sách của Lao Ðộng nhằm rút dần các lực lượng chiến đấu ra khỏi Iraq sẽ không thay đổi và mối quan hệ với Hoa Kỹ vẫn sẽ đứng vững. Ông nói, tôi tự tin rằng tình đồng minh của chúng ta và Hoa kỳ đủ trưởng thành, mạnh mẽ và rộng lớn để có thể chịu được sự bất đồng ý kiến vào lúc này hay lúc khác. Ông Rudd nói rằng ông có thể làm việc với ông Bush và Tổng thư ký Condoleezza Rice mặc cho tình bạn giữa họ và ông Howard. Ông nói, ông
Howard đã làm Thủ tướng 11 năm qua và quả là điều đáng ngạc nhiên nếu ông ấy không phát triển được những tình bạn cá nhân vòng quanh thế giới. Nếu chúng tôi được bầu chọn để thành lập chính phủ tới của Úc, khi đó đương nhiên là chúng tôi cũng sẽ tìm cách phát triển các mối quan hệ chung quanh ở một mức độ cá nhân như thế. Nếu được bầu chọn, tôi rất mong được làm việc với chính phủ Hoa kỳ về hàng loạt các lĩnh vực, những nơi mà cả hai nước có những quyền lợi chung để theo đuổi, nhất là ở khu vực Ðông Á này, nơi tiếp tục hiện diện những sự thách đố. Ông Rudd nói rằng các thách đố này bao gồm cả vấn đề vũ khí hạch nhân của Bắc Hàn, Trung Quốc và Ðài Loan, sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật, các nhóm quân sự Hồi Giáo ở Ðông nam Á. Tất cả những điều này đều là mối quan tâm lớn của Úc. Chúng là những lĩnh vực mà chúng ta muốn làm việc sát cánh với đồng minh Hoa Kỳ bởi vì tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ là một lực lượng phục vụ cho điều tốt và cho sự ổn định trên toàn thế giới.
Ngoại trưởng Úc Downer nói thủ tướng Howard sẽ ở lại
Canberra: Ngoại trưởng Alexander Downer nói rằng Thủ tướng John Howard sẽ vẫn là người lãnh đạo Liên Ðảng trong cuộc bầu cử cuối năm nay. Tuy thế, ông Downer đã từ chối bình luận về câu hỏi là, liệu giai đoạn này có thể thuận tiện để Bộ trưởng Ngân khố Peter Costello tiếp quản vị trí lãnh đạo của ông Howard hay không. Lời bình luận của ông tiếp theo sau các cuộc tham khảo ý kiến hồi gần đây cho thấy Lao Ðộng vẫn đang dẫn trước khá xa so với Liên Ðảng đã làm dấy lên một sự suy đoán rằng có lẽ ông Howard đã đến lúc phải về vườn chăng?.
Ông Downer cho biết có một số suy đoán về việc bầu phiếu và điều này có thể hiểu được, căn cứ vào sự quan tâm, chú ý của các chính trị gia vào những vấn đề này. Ông nói rằng ông Howard có kinh nghiệm dồi dào và một kỷ lục ngoại hạng về các thành tựu trong suốt 11 năm qua. Ông nói với đài truyền hình số 10 rằng: "thực tâm tôi nghĩ rằng khi bàn về một cuộc bầu cử tự nó, tách biệt khỏi các cuộc tham khảo ý kiến và bình luận thì sức mạnh của kinh nghiệm, kỷ lục về sự thành tựu, sự ổn định, vững mạnh và liên tục của Úc mà nó cung ứng sẽ đền bù cho ông Howard. Ông Rudd là một người trình diễn giỏi với giới truyền thông, biểu diễn hay và là khách hàng tốt nhất của các công ty quảng cáo. Nhưng thực chất thì ông ấy là người không có kinh nghiệm và trống rỗng".
Ðược hỏi ý kiến về các báo cáo truyền thông cho rằng trong nội các đã hình thành quan điểm vững chắc rằng ông Howard sẽ phải ra đi thì ông Downer nói: "điều này tuyệt đối không đúng. Có một tình cảm to lớn và sự tôn trọng đối với ông John Howard. Các thành
viên nội các phần lớn cũng giữ vị trí như tôi. Ông Howard sẽ còn ở lại vị trí lâu dài. Ông đã cương quyết lãnh đạo Chính phủ không phải chỉ tới cuộc bầu cử này mà còn thành công qua khỏi cuộc bầu cử. Tất cả chúng ta đã biết rất rõ John Howard trong những năm qua. Tất cả chúng ta đều biết rằng John Howard là một chính trị gia cực kỳ kiên định. Bạn không bao giờ có thể trở thành Thủ tướng và giữ cương vị thủ tướng lâu như ông đã làm mà không có một khả năng co giãn, đàn hồi khổng lồ và một khả năng chính trị vĩ đại cùng với năng lực to lớn. Và ông đã có tất cả những yếu tố này.
Hóa chất gây chết người bị đánh cắp để bào chế ma túy
Melbourne: Cảnh sát đã kêu gọi sự cộng tác của công chúng để có thể thu hồi một cách an toàn các hóa chất độc hại có khả năng gây chết người nghi ngờ là được xử dụng để bào chế ma túy sau khi bị đánh cắp từ một trung tâm lưu trữ ở vùng tây nam Melbourne. Các
thám tử cảnh sát ở Werribee đang tìm kiếm các hóa chất nguy hại này, bao gồm bột phosphorus màu đỏ và thuốc trừ sâu rầy aluminium phosphide, bị đánh cắp từ trung tâm lưu trữ hóa chất vào lúc 2:40 phút sáng hôm Thứ Năm tuần trước tại Laverton North. Cảnh sát nói là bọn trộm đã phá cửa để đột nhập vào trung tâm này.
Nữ phát
ngôn nhân cảnh sát Victoria, bà Katherine Jess nói rằng khi vào được bên trong, bọn tội phạm đã phá các thùng trữ hàng dùng để chứa nhiều loại hóa chất khác nhau chờ đem đi tiêu hủy. Các hóa chất này được mô tả là cực kỳ nguy hiểm và dễ bay hơi. Nếu không được xử trí đúng cách chúng có nguy cơ gây ra các thương tích trầm trọng hoặc tử vong. Bà Jess xác nhận rằng các hóa chất này có lẽ đã bị đánh cắp để bào chế ma túy. Bột phosphorus màu đỏ có thể tìm thấy trong các hộp/chai dung tích 500g và
aluminium phosphide pesticide thì có dạng một khúc cây cứng (solid stick). Cảnh sát kêu gọi người nào có thông tin về các hóa chất nguy hiểm này hãy gọi cho Ðường dây Ngăn chặn Tội phạm, số 1800 333 000.
Ủng hộ viên bắt nạt tài tử đóng phim Harry Potter
Melbourne: Một số em nhỏ đã được đưa vào nơi an toàn tại một buổi khai diễn chiếu phim có trải thảm đỏ tại Melbourne vào hôm Chủ Nhật khi các ủng hộ viên ùa tới để được nhìn thấy Daniel Radcliffe, minh tinh
người Anh của các bộ phim Harry Potter. Radcliffe đã đến rạp xi-nê Rivoli ở Camberwell, phía đông Melbourne để cổ động cho phim December Boys của Úc, phim đầu tiên của anh không phải là Harry Potter.
Hàng trăm thiếu nữ gào thét và một số nhỏ các thiếu niên đã xếp hàng bên cạnh tấm thảm đỏ lên tới bảy tiếng đồng hồ để được nhìn thấy minh tinh của lứa tuổi thiếu niên này. Nhưng việc này đã trở thành quá sức chịu đựng của một số em và các nhân viên bảo vệ đã phải ra tay để cứu một số em khỏi bị đè bẹp bởi đám đông chen lấn dữ dội. Một cô gái đã bị ngất vì kiệt sức trước khi Radcliffe đến nơi. Một người khác thì la lớn: "em yêu anh,
Daniel" trong khi tài tử xi-nê này đang ký tên cho khán giả hâm mộ. Các nhân viên bảo vệ đã rất vất vả để kiềm chế đám đông khi họ cố xô đẩy qua các chướng ngại vật để tràn vào tiền sảnh của rạp chiếu phim, nơi mà Radcliffe đang nói chuyện với giới truyền thông. Tài tử này tỏ vẻ chấn động và sửng sốt vì sự chú ý cuồng nhiệt này. Anh nói: "Trời ơi!! Ồ vâng!! Việc này hơi làm tôi choáng váng và sửng sốt". Ðược hỏi là anh có mong đợi đám đông như thế này không, anh trả lời: "Ồ không, tôi không hề mong đợi như thế này. Thật lớn quá, đông quá. Lớn hơn sự tưởng tượng của tôi rất nhiều. Thật là không thể tưởng tượng được đối với tôi".
Radcliffe đóng vai một trong số bốn đứa trẻ mồ côi tranh giành để được nhận làm con nuôi trong một cuốn phim đầy kịch tính được diễn ra tại Nam Úc. Anh nói rằng anh chọn làm việc cho December Boys như là một thách đố cho chính mình. Anh nói:
"Tôi không nhất thiết phải tuyệt đối dành trọn tâm trí của mình để đóng một phim của Úc nhưng đơn giản là chỉ để làm một công việc khác, mới lạ, làm một công việc có thể không phải là một "trái bom" trong lĩnh vực phim ảnh và làm một việc sẽ thách đố tôi trong một cách thức mới. Thành thật mà nói, bất kỳ sức ép nào mà tôi cảm thấy (để chứng tỏ là anh có thể làm những gì khác hơn là Harry Potter) đều là do tôi tự đặt ra cho chính mình".
Giám đốc Rod Hardy nói rằng để cầm chắc Radcliffe đóng vai chính trong cuốn phim này là một điều không mong đợi. Tôi nghĩ rằng cả hành tinh này đều xếp hàng.... thật đúng lúc, khi họ (ban quản trị của Radcliffe) đang tìm kiếm gì đó và thấy kịch bản của chúng tôi và nó thật sự đã được viết rất tốt, một kịch bản được viết tuyệt đẹp, và mọi sự việc đều dần dần ăn khớp, đâu vào đó". December Boys sẽ được trình chiếu tại Úc vào ngày 20 Tháng Chín
này.
Con trai chính trị gia bị truy tố lái xe trong lúc say rượu
Perth: Con trai của một chính trị gia Tây Úc đã bị truy tố về tội lái xe bất cẩn và lái xe trong lúc say rượu trong một chiếc xe của quốc hội. Curtis Hodson-Thomas, con
trai của Nghị sĩ tiểu bang Katie Hodson-Thomas, nữ phát ngôn nhân đối lập về kinh doanh và du lịch đã bị cảnh sát chận lại khoảng 3.15 giờ sáng (giờ Tây Úc) hôm Thứ Bảy trong chiếc xe quốc hội của bà. Cảnh sát cho rằng người đàn ông 25 tuổi này đã lái quá tốc độ giới hạn khoảng 50 cây số giờ, khi ông bị chận lại tại vùng Canning Bridge, phía nam thành phố Perth.
Hạ sĩ Cảnh sát Graham Clifford cho biết, cảnh sát giao thông khu vực phía nam thành phố đã phát hiện một chiếc Commodore bốn cửa chạy về hướng tây trên xa lộ Canning Highway gần Canning Bridge vào lúc 3.15
giờ sáng và
dò ra tốc độ chiếc xe này lên tới 110 cây số giờ trong một khu vực giới hạn 60km giờ. Tài xế đã bị chận lại thử rượu và được cho là đã có nồng độ cao hơn mức giới hạn luật định. Hodson-Thomas đã bị truy tố tội lái xe bất cẩn theo bộ luật giao thông gắt gao của Tây Úc và uống rượu quá nồng độ 0.08 trong khi lái xe. Chiếc xe bị tạm giữ 48 tiếng đồng hồ. Hodson-Thomas phải ra hầu tòa tại tòa án địa phương Fremantle cuối tuần này.
Cảnh sát kêu gọi giúp đỡ về vụ bà vợ bị xích trong xe và mưu sát
Melbourne: Cảnh sát đang điều tra và kêu gọi nhân chứng cho một vụ được cho là bắt cóc và âm mưu giết người, trong đó một phụ nữ bị xiềng xích trong một chiếc xe và lái cho chạy xuống một con lạch ở Melbourne. Một người đàn ông 41 tuổi ở Cheltenham đang phải đối diện với việc truy tố một số tội danh sau khi bị cáo giác là đã tự xiềng mình và bà vợ ở trong chiếc xe hơi Magna 4 cửa màu bạc và lái với tốc độ cao vượt qua một rào cản để chạy xuống con lạch Mordiallock Creek khoảng 3 giờ đêm hôm Thứ Bảy. Người phụ nữ 34 tuổi này được tìm thấy sau đó, người ướt đẫm, với các sợi xích và ổ khóa chung quanh mắt cá chân đang đi dọc theo con đường Main Street thuộc trung tâm khu phố Mordialloc. Các nhân viên điều tra nói rằng chiếc xe 4 cửa này đã đậu trong bãi đậu xe của khu vực cầu tàu Mordiallock Pier khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi được cho chạy xuống con lạch và hy vọng các nhân chứng, bao gồm một vài ngư dân và các người lái xe khác trong bãi đậu xe này sẽ ra trình báo sự việc.
Cameron Cook, 41 tuổi cư ngụ tại Cheltenham đã bị truy tố tội âm mưu giết người, bắt cóc, bắt giữ người trái phép và các tội phạm khác. Y sẽ phải ra trình diện tòa án địa phương Melbourne vào hôm Thứ Hai.
Bệnh cúm ngựa buộc phải đặt thêm khu vực kiểm dịch mới
NSW: Thêm 3 con ngựa nữa vừa được khám nghiệm dương tính về bệnh cúm ngựa buộc giới hữu trách phải đặt ra thêm một khu vực kiểm dịch mới chung quanh một bất động sản trong vùng trung tây
(central west) tiểu bang NSW. Hôm Thứ Hai, quyền Trưởng toán nhân viên thú y tại NSW Steve Dunn cho biết, các con ngựa bị ảnh hưởng thuộc về một bất động sản ở phía tây bắc Dubbo và một "Khu vực cấm" (Restricted Area, RA) để kiểm dịch mới đã được đặt ra. Ông Dunn nói rằng các con ngựa cho thấy có dấu hiệu của bệnh cúm và cuộc thử nghiệm theo dõi tiếp theo đó đã xác nhận sự nhiễm khuẩn. Các con ngựa này vừa tham dự chương trình phác thảo đồ án chuồng trại tại Narrabi vào ngày 25 Tháng
Tám và đã được theo dõi sát căn cứ vào sự liên hệ của chúng với sự kiện này.
Khu vực kiểm dịch mới này được nới rộng ra một bán kính 10km chung quanh bất động sản này và là khu vực cấm thứ 20 đã được công bố tại NSW. Các khu vực kiểm dịch đã bao gồm gần 400 bất động sản bị lây nhiễm trên khắp tiểu bang, chứa đựng gần 3500 con ngựa đã có hoặc rất có thể bị lây nhiễm vi khuẩn bệnh cúm ngựa equine influenza (EI). Ông Dunn nói rằng sự lan rộng của bệnh chỉ có thể bị chận lại bằng việc cách ly các con thú đã bị lây nhiễm và theo dõi sát lệnh cấm di chuyển ngựa và trang thiết bị, thí dụ như các xe tải và yên ngựa trên toàn tiểu bang. Những người sống bên trong khu vực cấm cũng được kêu gọi tránh không đặt các bất động sản gần đó vào tình trạng dễ bị lây nhiễm bằng cách tránh những chuyến đi không cần thiết. Ông Dunn nói, sự di chuyển của người giữa các bất động sản chỉ nên xảy ra trong trường hợp tuyệt đối cần thiết và với các biện pháp vệ sinh gắt gao bởi vì vi khuẩn này có thể được mang theo trong người, quần áo và trang thiết bị.
Chủ bị phạt vì trả lương thấp
Melbourne: Chủ nhân của một công ty ở Melbourne đã bị tòa án liên bang phạt hơn $9000 đô-la vì đã trả lương thấp hơn mức luật định cho bốn công nhân người Trung Quốc đến Úc làm việc. Văn phòng Dịch vụ Lao động (Worplace Service) đã đưa Dor Tu, chủ nhân công ty ấn loát Aprint Pty Ltd ra tòa về tội vi phạm Luật Lao Ðộng. Năm ngoái, công ty Hawthorn, nay đã phá sản cũng đã bị buộc phải trả tổng cộng $93,667 đô-la tiền thiếu các nhân viên người Trung Quốc, những người đến Úc bằng giấy thông hành theo diện kinh doanh, được phép ở dài hạn. Hôm Thứ Hai, quan tòa John O'Sullivan đã tuyên
phạt ông Tu
tổng cộng $9240 về các vi phạm bao gồm việc không trả tiền cho giờ làm phụ trội, không trả đúng mức lương giờ và cắt giảm lương bất hợp pháp.
Bốn công
nhân Trung Quốc này đến Úc như một phần trong chương trình di trú tạm thời của Chính phủ Liên bang nhằm cho phép các công ty đưa công nhân ngoại quốc vào Úc với thông hành làm việc tạm thời. OWS nói rằng các công nhân ngoại quốc nằm trong chương trình này cũng được hưởng sự bảo vệ dưới đạo luật lao động tương đương như công nhân Úc và mọi sự bóc lột sẽ không được chấp nhận.
Ông O'Sullivan mô tả những vi phạm này là nặng nề và nói rằng ông Tu đã có hành vi bất tuân theo luật lệ lao động. Ông nói rằng cần phải có một hình phạt nặng rõ ràng để cho thấy là hành vi của ông Tu không thể chấp nhận được. Ông Tu bị tìm thấy là đã gây ra bốn sự vi phạm, mỗi vi phạm có mức phạt tối đa là $6600 đô-la. Quan tòa nói rằng ông chấp nhận việc ông Tu cộng tác, thú nhận tội trạng và bồi thường cho các vi phạm của mình.
Iemma ém báo cáo năng lượng
NSW: Ðảng Ðối lập NSW vừa cáo buộc chính phủ Iemma đã cất giấu các kế hoạch giải tư đầy tranh cãi để bảo vệ cho Thủ lãnh Lao động Liên bang Kevin Rudd không
bị loại khỏi cuộc bầu cử sắp tới. Lãnh tụ Ðảng Tự do Barry O'Farrell nói một bản báo cáo được mang tới cho Thủ Hiến NSW Morris Iemma vào hôm Thứ Hai đã đề nghị giải tư khu vực điện lực của tiểu bang. Hôm Thứ Hai, báo Daily Telegraph nói
bản báo cáo
về các nhu
cầu của ngành điện lực NSW được chờ đợi sẽ được đưa ra bàn thảo bởi Nội các tiểu bang vào ngày Thứ Ba. Ông O'Farrell nói rằng trong lần bầu cử tiểu bang vừa rồi, ông Iemma đã hứa với cử tri trong đơn vị bầu cử của mình và các nghiệp đoàn là sẽ không có việc giải tư ở ngành điện lực.
Công chúng và các nghiệp đoàn đã bị lừa dối và có vẻ là các đơn vị bầu cử liên bang nay mai cũng sẽ bị lừa dối khi Chính phủ cố hoãn lại quyết định sau cùng cho tới sau cuộc bầu cử của ông Kevin Rudd. Khi được yêu cầu nói rõ hơn xem ông muốn nói gì thì ông Farrell nói, "cuộc bầu cử mà Kevin Rudd có can dự.... đây không phải là một tổ chức về văn học, đây là một cuộc hội thảo báo chí". Ông nói:
"Lao động Liên bang đang đánh bại Liên đảng trong các cuộc thăm dò ý kiến và không muốn cho chiến dịch tranh cử của cuộc bầu cử liên bang năm nay bị ảnh hưởng xấu bởi các vấn nạn đầy tranh cãi của tiểu bang".
Ông Farrell đã hậu thuẫn cho Thủ tướng Howard, người đang phải đối diện với các tin đồn về việc tái lập quyền lãnh đạo. Ông nói, tôi nghĩ rằng John Howard là người tốt nhất để lãnh đạo Ðảng Tự Do và tôi tin rằng họ có thể và nên được thắng cử.
Peter Beattie rời bỏ chính trường
Brisbane: Thủ hiến Queensland, Peter Beattie đã công bố quyết định rời chính trường của ông. Ông Beattie, người sắp tròn 55 tuổi vào tháng Mười-một tới đây sẽ chính thức thoái vị sau buổi họp nội các đặc biệt vào Thứ Năm tuần này. Ông thừa nhận là đã có nhiều sai sót trong 9 năm giữ nhiệm vụ này nhưng nói rằng ông muốn được nhớ tới như là một vị Thủ hiến đã cố gắng làm việc tốt hết khả năng của mình. Ông nói rằng: "Ðã đến thời điểm của sự đổi mới. Bạn đi tới một giai đoạn trong đời mình và thấy là đã đầy đủ, và tôi thì đã quá đủ rồi". Người thay quyền ông, Anna Bligh là người đứng ở vị trí số một để thay thế ông, trở thành nữ thủ hiến đầu tiên của Queensland.
Hôm cuối tuần, vợ ông Beattie, bà Heather nói rằng bà không muốn cho chồng mình tham dự cuộc bầu cử tiểu bang lần tới vào năm 2009. Nữ bác sĩ Beattie, người vừa về hưu sau sự thành công trong nghề nghiệp như là một người giảng dạy các y tá nói rằng chồng bà đã mệt mỏi, kiệt sức: "..., một người đàn ông với nhiều túi bọng dưới mắt của ông". Ông Beattie đã ám chỉ một cách nhẹ nhàng tới lời bình luận của bà vợ trong cuộc họp báo chí vào hôm Thứ Hai rằng:"tôi xin cám ơn Heather, đặc biệt về việc bà đã luôn luôn đứng bên cạnh và cho tôi những lời cố vấn thẳng thắn từ khi này đến khi khác, thí dụ như: "ông mập và quá cân, ông có nhiều túi bọng ở dưới mắt, ông nên nói ngắn hơn trong các bài diễn văn", cùng tất các các điều tuyệt diệu khác mà vợ tôi đã khuyên tôi. Ðiều duy nhất mà tôi hối hận về chính trị là tôi đã không thể ở với gia đình nhiều hơn", như ông Rudd đã nói.
Ông Beattie cho biết ông đã nói chuyện với Thủ lãnh Lao động Liên bang Kevin Rudd về quyết định của mình. Chính sách của ông Beattie cưỡng bách sự hợp nhất (amalgamation) hội đồng thành phố đã bị khai thác bởi Thủ tướng John Howard trong vài tuần lễ gần đây ở một tiểu bang, nơi mà Ðảng Lao động cần phải chiếm ghế để có thể thắng được quyền lực liên bang. Ông Howard đã can thiệp vào vấn đề, hứa hẹn sẽ cho bỏ phiếu toàn dân ở các khu vực hội đồng thành phố bị ảnh hưởng. Khi được hỏi về quyết định từ nhiệm của ông có sẽ gửi một thông điệp đến ông Howard hay không thì ông
nói:"tôi không muốn châm chích ông Howard.... nhưng việc đổi mới rất quan trọng. Các đảng phái nào đổi mới thì sẽ sống còn".
Ông Beattie nói rằng ông đã giữ chức lâu đến một mức độ mà ông phải làm bởi vì ông "có trách nhiệm với người dân Queensland trong sự liên hệ tới các vấn nạn về y tế, hế thống phân bố nước, và hiển nhiên là sự hợp nhất hội đồng thành phố. Tôi đã ở lại để bảo đảm rằng các công việc đó hoặc đã được hoàn tất hoặc đã đi được khá xạ. Bây giờ thì nó đã được hoàn tất". Ông Beattie nói thêm
rằng ông chưa suy nghĩ nhiều về việc ông sẽ làm gì sau khi rời bỏ chính trường nhưng đã bác bỏ việc ông sẽ trở lại ngồi hàng ghế sau hoặc chuyển sang chính trường liên bang. Ông nói, tôi
không thích chính trường liên bang, tôi đã làm việc này từ lâu nhưng nó đã qua lâu rồi. Ông Beattie nói rằng đã có một số "nước mắt" khi ông công bố quyết định từ nhiệm trong cuộc họp nội các hôm Thứ Hai. Tôi phải thú nhận rằng tôi cũng đã "có tội" trong vụ này. Ðó cũng là một thời điểm rất xúc cảm đối với tôi.
Ông Beattie, người đã làm Thủ hiến 9 năm qua và là nhà lãnh đạo Lao Ðộng hiện thời phục vụ lâu nhất đã công bố từ hồi đầu năm nay là ông đang cân nhắc tới việc về hưu. Hôm Thứ Sáu ông Beattie vừa nói trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh là ông sẽ có quyết định trong một ngày gần đây. Trước đây các bộ trưởng trong Nội các Queensland đã phủ nhận tin đồn là ông Beattie sẽ về hưu. Bộ trưởng về An toàn cho Trẻ em, Desley Boyle đã nói rằng bà mong đợi ông Beattie sẽ ở lại một thời gian nữa. Bà Boyle nói: "Ông là một vị Thủ hiến giỏi. Bạn biết không?? Không hoàn hảo nhưng giỏi". Lãnh tụ Ðảng Tự do Queensland ông Bruce Flegg
nói rằng ông
Beattie đã nuốt lời hứa khi không ở lại phục vụ cho đến hết nhiệm kỳ.
=END=
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Bắt cóc bé làm gì?
Vũ Hải
(SGT)
Sergio Madriz Soto 26 tuổi lái chiếc xe Toyota ăn trộm lượn qua lượn lại trên đường phố San Jose, California. Với mái tóc màu nâu xoắn tít rối bời và chòm râu dê lủn củn trên một khuôn mặt bặm trợn, Soto lạnh lùng quan sát đường phố bằng cặp mắt cú vọ của hắn. Soto là một tên tội phạm mà cảnh sát California từng nhẵn mặt về các tội bạo hành đối với vợ hắn là Monica. Hắn từng bị kết án tù 18 tháng vào năm 1995. Tuy nhiên vừa ra khỏi tù hắn đã bất chấp lệnh cấm gần của tòa án, tự tiện đến nhà của Monica dùng chân đạp tung cánh cửa trước và ào vào nhà tóm lấy đứa con mới chập chửng bước đi của hắn. Hàng xóm láng giềng đã phải hết sức chật vật mới mang được đứa bé thoát khỏi bàn tay hắn đến nơi an toàn. Sau lần đó Soto lại bị buộc tội toan tính bắt cóc trẻ em, tuy nhiên may mắn thay Monica đã cho phép hắn được miễn tố.
Sau nhiều lần vào tòa ra khám, Soto coi thường pháp luật và bất chấp mọi việc. Hôm thứ tư ngày 4.12.1996, Soto lại lượn chiếc xe ăn cắp của hắn trên đường phố với một tâm hồn cuồng nộ và dự định sẽ làm những chuyện kinh thiên động địa.
Mây đen tụ lại trên bầu trời và những hạt mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống trên đường phố. Soto mở quạt nước và từ từ lái chiếc xe dọc theo những con đường, mắt hắn không ngừng quan sát để tìm thấy một mục tiêu nào đó mà hắn đã chọn sẳn trong đầu óc bệnh hoạn.
Cách đó không xa, thiếu phụ Carla Cortez đang ở trong tiệm giặt ủi Wan's Wash & Dry. Con trai của nàng là Edwin 4 tuổi nhưng to con và dường như có vẻ trưởng thành sớm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Thằng bé đang chơi vui vẻ với mấy đứa trẻ con ở gần cửa ra vào. Cortez liếc nhìn chiếc khóa cửa đặc biệt dùng để ngăn không cho lũ trẻ con chạy ào ra đường nghịch ngợm. Trong tiệm giặt ủi ồn ào như vỡ chợ với tiếng mấy chị đàn bà huyên thuyên chuyện trò, tiếng máy giặt chạy ầm ầm và tiếng một phát thanh viên phát ra từ chiếc vô tuyến truyền hình đặt trên cao, tiếng trẻ con đùa nghịch kêu la om sòm.
Khi đang lấy một đống áo quần ra khỏi máy, Cortez nhận ra một bàn tay nhỏ xíu đang bám chặt lấy đùi nàng. Nhìn xuống Cortez nhận ra con trai Edwin đang ngửa bàn tay xinh xắn của nó và xin nàng thêm vài xu bằng tiếng Tây ban nha. Thằng bé chỉ tay về phía chiếc máy trò chơi điện tử ở đằng xa và làm nũng với mẹ. Tuy nhiên Cortez kiên quyết lắc đầu và bảo thằng bé hãy đến ngồi với bà bạn của nàng ở dãy ghế ngồi. Edwin phụng phịu bỏ đi và Cortez tiếp tục công việc của nàng.
15 phút sau Cortez chợt nhận ra rằng bà bạn của nàng đang ngồi xem ti vi có một mình, và vội vàng chạy đi tìm Edwin. Tuy nhiên ngược lại với sự mong đợi của Cortez nàng không hề tìm thấy Edwin ở đâu cả dường như cậu bé biến mất vào trong không gian như có một phép phù thủy nào vậy. Quá lo lắng Cortez gọi điện thoại cho cảnh sát và chỉ vài phút sau một toán cảnh sát sắc phục bước vào tiệm giặt ủi. Mỗi này cảnh sát San Jose nhận được từ 10 đến 15 cú điện thoại báo cáo trẻ con mất tích. Thông thường kết thúc của các trường hợp nói trên hết sức đáng mừng vì chỉ một hay hai tiếng đồng hồ sau, cảnh sát tìm thấy đứa bé ngủ vùi dưới gầm giường, chơi trong sân nhà hàng xóm hay đang lang thang dạo chơi trong một siêu thị bán đồ chơi gần nơi được mẹ dắt đi shop. Tuy nhiên khi nhận được điện thoại, cảnh sát bao giờ cũng hết sức cẩn thận điều tra không dám khinh thường.
15 cảnh sát viên được hướng dẫn bởi trung sĩ Art Flores bắt đầu cuộc tìm kiếm bé Edwin. Họ gỏ cửa từng nhà, nhìn vào sân sau và thậm chí lục tìm các bụi rậm chung quanh. Tuy nhiên sau
hai tiếng đồng hồ làm việc căng thẳng, bé Edwin vẫn biệt vô âm tín. Trung sĩ Art Flores báo cáo về cho thượng cấp của mình là trung úy cảnh sát Samuel Mojica cho biết trường hợp của Edwin rất bất thường vì chú bé mất tích nơi công cộng rất đông đúc mà không hề có ai báo cáo tìm thấy trẻ con đi lạc cả. Mojica theo thói quen hỏi trung sĩ Flores rằng bố mẹ của thằng bé Edwin đang sống với nhau hay ly dị và nếu ly dị thì hai vợ chồng có đang tranh chấp quyền được nuôi con hay không. Tuy
nhiên trung sĩ Flores cho biết cả bố mẹ của Edwin đều đang cuống cuồng đi tìm con cùng với cảnh sát.
Lập tức Mojica nhận định rằng bé Edwin có thể bị một người lạ bắt cóc. Trường hợp trẻ con bị người lạ bắt cóc rất hiếm xảy ra. Nhưng nếu việc đó xảy ra thì tính mạng của đứa bé thường bị đe dọa nghiêm trọng. Cảnh sát phải tìm kiếm đứa bé không được chậm trể và nếu sau vài tiếng đồng hồ mà vẫn tìm chưa ra thì sau đó thế nào cũng có người phát hiện xác chết của đứa bé trong một đống rác hay một bụi rậm nào đó. Từ khi bé Edwin bị mất tích đến khi Mojica hay tin đã được hơn hai tiếng đồng hồ và viên sĩ quan biết rằng anh đang chạy đua với cả thời gian và tử thần. Mojica báo tin cho FBI và đài truyền hình địa phương. Trong khi đó một trực thăng của cảnh sát bay liên tục trên bầu trời và dùng loa thông báo nhân
diện của bé Edwin đồng thời kêu gọi dân chúng hợp tác.
Ðến 6.30
chiều Cortez
vẫn không
nhận được bất cứ tin tức nào về con trai và linh cảm thấy chuyện chẳng lành đã xảy ra. Chó cảnh sát được dẫn đến hiện trường và chỉ trong vòng vài phút đã phát hiện được dấu vết của bé Edwin cho thấy chú bé đã đi lang thang ra đến một bãi cỏ gần đó. Tuy nhiên dấu chân của chú bé biến mất cùng lúc với những dấu chân của một người lớn xuất hiện. Ðáp lời kêu gọi của cảnh sát hàng trăm người dân San Jose đã đến tập trung tại một trường tiểu học địa phương để được cảnh sát hướng dẫn tham gia cuộc tìm kiếm.
Trung úy Mojica lập tức chú ý đến một phụ nữ tên là Trish Williams, chủ tịch của một tổ chức chuyên
môn giúp tìm trẻ em bị thất lạc và trả về cho gia đình. Theo Trish thì trong số 150 trẻ em bị mất tích mà tổ chức của bà giúp tìm kiếm,chỉ có 1/3 nạn nhân còn sống khi được tìm ra.
Lúc 9 giờ đêm Trish và Mojica chỉ huy 100 người tình nguyện bắt đầu cuộc tìm kiếm trên từng đường phố. Họ phân phát các tờ hướng dẫn có chân dung của bé Edwin và hỏi các tài xế xem có gặp em bé nào giống như trong hình hay không. Nhưng đến 12 giờ đêm mọi cuộc tìm kiếm chỉ đem lại những tin tức vu vơ không dẫn đến bất cứ kết quả nào.
Lúc 12.40 phút đêm, trời mưa tầm tã. Rosalia Varela một nữ nhân viên bồi bàn 32 tuổi của nhà hàng bán thức ăn nhanh Jalisco Taqueria bước đến quầy đổi tiền lẻ để thối cho khách hàng, và chợt chú ý đến một bức hình của bé Edwin được dán lên trên cửa kính của tiệm ăn. 20 phút sau cửa hiệu đóng cửa và Varela chuẩn bị ra về và trên đường về nàng ghé vào dùng nhà vệ sinh công cộng ở cách cửa hiệu của nàng vài gian phố. Khi sắp bước vào cửa nhà vệ sinh, thình lình Varela nhìn
thấy trong
bóng tối nhá nhem trước nhà vệ sinh một chiếc xe Toyota màu trắng đang đậu. Nhìn vào bên trong Verela
nhìn thấy một gã đàn ông tóc xoắn tít và bên cạnh hắn là một cậu bé đang ngồi với đôi mắt mở lớn. Chính đôi mắt của cậu bé làm cho Verela nhớ lại đôi mắt và khuôn mặt của chú bé bị mất tích trong tấm bích chương tìm kiếm của cảnh sát.
Verela rùng mình khi chợt nhận ra cậu bé trong xe chính là cậu bé đang mất tích và nàng cẩn thận quay trở lại tiệm ăn để xem lại chân dung của nạn nhân. Sau khi đoan chắc rằng đó là Edwin, Verela gọi điện thoại cho cảnh sát và báo rằng nàng nhìn thấy chú bé bị mất tích với một người đàn ông. Khổ một nỗi là Verela không biết nói tiếng Anh còn viên cảnh sát trực điện thoại lại không hiểu được tiếng Tây ban nha. Cuối cùng Varela đành phải cúp điện thoại trong niềm tuyệt vọng vô tả.
Lúc 1 giờ sáng hai vợ chồng Cortez được mời đến đồn cảnh sát để thảo luận thêm những chi tiết liên quan đến trường hợp của bé Edwin. Khi bước lên cầu thang của đồn cảnh sát, Cortez ngất xỉu vì quá đổi lo âu. Tuy nhiên khi hồi tĩnh sau đó tự nhiên Cortez cảm thấy rằng niềm hy vọng rằng con mình còn sống không còn nữa, và nàng tin rằng giờ đây con trai của nàng đã được bình yên trên thiên đàng.
Cũng chính
lúc đó cô gái
Varela vào đến đồn cảnh sát San Jose và lập tức một phiên dịch được mời đến để lắng nghe nguồn tin mới nhất do nàng thông báo. Chỉ trong vòng hai phút sau khi
hiểu được những gì Varela thông báo cảnh sát viên Glenn Harper đã dừng chiếc xe của anh ngay sau lưng của chiếc Toyota trắng đậu gần phòng vệ sinh công cộng trong bãi đậu xe Taqueria. Ngọn đèn pha của chiếc xe của Glenn chiếu thẳng vào ghế trước của chiếc Toyota trắng và khi người tài xế của chiếc xe này quay lại nhìn, Glenn nhận ra hắn chính là Soto.
Lập tức Glenn nhảy khỏi xe, rút khẩu súng ra khỏi bao da và chĩa thẳng vào Soto, ra lệnh cho hắn rời khỏi chiếc xe. Cùng lúc nhiều xe cảnh sát khác cũng ào đến và hàng chục khẩu súng cùng chỉa thẳng vào chiếc
Toyota
màu trắng.
Soto từ từ leo ra khỏi xe trong khi cậu bé Edwin mở tròn đôi mắt to đầy khủng khiếp nhìn ra ngoài. Cậu bé cũng theo Soto leo ra khỏi xe và té nhào sau lưng của Soto. Nhìn thấy Edwin, Glenn lao mạnh người vào tên Soto đẩy hắn áp sát vào sườn chiếc Toyota và còng tay hắn trong một thế khóa móc điêu luyện.
Edwin bật khóc nức nở và một viên cảnh sát bế cậu bé đến nơi an toàn trong một chiếc xe cảnh sát. Trong tay của cậu bé còn cầm một chiếc kẹo của Soto mua cho cậu bé trước đây. Cuối cùng một chiếc xe cảnh sát đến hiện trường chở theo vợ chồng của Cortez. Nhìn thấy đứa con trai yêu quý, Cortez
không thể nào tin được vào mắt mình là con trai vẫn còn nguyên vẹn và bình an. Ôm con trai
trong vòng tay của mình, Cortez cảm thấy rằng nàng là người mẹ may mắn nhất trên thế giới và thầm cảm ơn Thượng đế đã đoái lòng thương cho gia đình nàng.
Nhận được tin viên trung úy Mojica thở phào nhẹ nhỏm. Trong cuộc đời làm cảnh sát của mình, chưa bao giờ Mojica thấy hạnh phúc như hôm nay. Sau khi ra tòa Soto
bị kết án 25 năm tù với các tội danh ăn cắp xe, bắt cóc trẻ con, cầm tù người khác bất hợp pháp. Trong suốt phiên tòa Soto không hề cung khai hắn dự định sẽ làm gì cậu bé Edwin sau khi bắt cóc cậu ta.
=END=
**********************************